LỰA CHỌN CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP NHẰM CẢI THIỆN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ Ở NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Nguyễn Thị Thu Triều
Nguyễn Thị Yến Hoài
Trần Văn Long
Nguyễn Thị Anh Phương

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá và lựa chọn các biện pháp can thiệp có tính khả thi, tính bền vững và khả năng áp dụng trên lâm sàng giúp cải thiện mức độ tuân thủ điều trị ở người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) đang điều trị ngoại trú tại các cơ sở y tế.


Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp Delphi kết hợp tổng quan hệ thống. Theo đó, tổng quan hệ thống nhằm xác định các can thiệp được sử dụng từ các nghiên cứu tổng quan được tìm thấy thông qua 4 cơ sở dữ liệu, bao gồm: Medline, Cochrane, PubMed và Google Scholar. Sau đó, 15 chuyên gia Nội hô hấp đánh giá các can thiệp trong 3 vòng đánh giá liên tục dựa trên 3 tiêu chí gồm: tính khả thi, tính bền vững và khả năng ứng dụng vào thực hiện lâm sàng.


Kết quả: Trong số 156 bài báo được tìm thấy, có 5 bài tổng quan hệ thống với 30 can thiệp đã được lựa chọn để đưa vào vòng đánh giá bởi các chuyên gia. Bên cạnh đó, sau ba vòng đánh giá dựa trên phương pháp Delphi, nghiên cứu đã thu được 16 biện pháp can thiệp đảm bảo tính khả thi, tính bền vững và khả năng ứng dụng. Trong đó có 9 can thiệp được phân loại là can thiệp giáo dục, 2 can thiệp hành vi, và 5 can thiệp liên quan đến các khía cạnh khác cần quan tâm.


Kết luận: Các can thiệp được lựa chọn theo cách tiếp cận toàn diện và chuẩn hóa, có thể sử dụng trên thực tế lâm sàng nhằm cải thiện mức độ tuân thủ điều trị ở người bệnh mắc BPTNMT.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Cách trích dẫn
1.
Nguyễn Thị Thu T, Nguyễn Thị Yến H, Trần Văn L, Nguyễn Thị Anh P. LỰA CHỌN CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP NHẰM CẢI THIỆN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ Ở NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH. HNKH [Internet]. 11 Tháng Mười 2023 [cited 2 Tháng Năm 2024];1(1):1-8. Available at: https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/186

Tài liệu tham khảo

  1. GOLD, Global strategy for the Diagnosis, Management, and Prevention of Chronic Obstructive Pulmonary Disease 2020. Update 2020. Accessed August 23, 2022. http://ww.goldBPTNMT.org.
  2. Lim S, Lam DCL, Muttalif AR et al., Impact of chronic obstructive pulmonary disease (COPD) in the Asia-Pacifc region: the EPIC Asia population-based survey. Asia Pac Fam Med. 2015;14(1):4. doi:10.1186/s12930-015-0020-9
  3. WHO, Adherence to long-term therapies: Evidence for action 2020. Accessed 4 Feb 2020. https://www.who.int/chp/knowledge/publications/adherence_intr oduction.pdf?ua=1 (2003)
  4. Gong S, Hu H, Zhao K et al., Cost-Effectiveness of Dual Bronchodilator Indacaterol/Glycopyrronium for COPD Treatment in China. International Journal of Chronic Obstructive Pulmonary Disease. 2021; 16, 433–441.
  5. Avella JR, Delphi panels: research design, procedures, advantages, and challenges. International Journal of Doctoral Studies. 2016; 11, 305–321.
  6. Bryant J, Mansfeld E, Boyes AW et al., Involvement of informal caregivers in supporting patients with COPD: A review of intervention studies. International Journal of Chronic Obstructive Pulmonary Disease. 2016; 11, 1587–1596. doi: 10.2147/COPD.S107571.
  7. Lin G, Zheng J, Tang PK et al., Effectiveness of Hospital Pharmacist Interventions for COPDPatients: A Systematic Literature Review and Logic Model. International Journal of Chronic Obstructive Pulmonary Disease. 2022; 17, 2757–2788. doi: 10.2147/COPD.S383914.
  8. Zhong H, Ni XJ, Cui M et al., Evaluation of pharmacist care for patients with chronic obstructive pulmonary disease: A systematic review and meta-analysis. International Journal of Clinical Pharmacy. 2014; 36(6), 1230–1240. doi: 10.1007/s11096-014-0024-9.
  9. Schulte MH, Aardoom JJ, Loheide-Niesmann L et al., Effectiveness of eHealth Interventions in Improving Medication Adherence for Patients With Chronic Obstructive Pulmonary Disease or Asthma: Systematic Review. Journal of Medical Internet Research. 2021; 23(7), e29475. doi: 10.2196/29475
  10. Van de Hei S J, Dierick B, Aarts JE et al., Personalized Medication Adherence Management in Asthma and Chronic Obstructive Pulmonary Disease: A Review of Effective Interventions and Development of a Practical Adherence Toolkit. The Journal of Allergy and Clinical Immunology. In Practice. 2021; 9(11), 3979–3994. doi: 10.1016/j.jaip.2021.05.025
  11. Shea BJ, Grimshaw JM, Wells GA et al., Development of AMSTAR: A measurement tool to assess the methodological quality of systematic reviews. BMC Medical Research Methodology. 2007; 7, 10.
  12. Peterson AM, Takiya L, Finley R, Meta-analysis of interventions to improve drug adherence in patients with hyperlipidemia. Pharmacotherapy. 2003; 23(1), 80–87. doi: 10.1592/phco.23.1.80.31921
  13. Bosworth HB, Fortmann SP, Kuntz J et al., Recommendations for Providers on Person-Centered Approaches to Assess and Improve Medication Adherence. Journal of General Internal Medicine. 2017; 32(1), 93–100. doi: 10.1007/s11606-016-3851-7
  14. Vahedparast H, Mohammadi E, Ahmadi F, The Role of Social Support in Adherence to Treatment Regimens: Experiences of Patients with Chronic Diseases. Medical - Surgical Nursing Journal. 2018; 7(1), 1. doi: 10.5812/msnj.69646
  15. Kee JW, Khoo HS, Lim I et al., Communication Skills in Patient-Doctor Interactions: Learning from Patient Complaints. Health Professions Education. 2018; 4(2), 97–106. doi: 10.1016/j.hpe.2017.03.006