Mối liên quan giữa nồng độ Acid uric và một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân tiền sản giật

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Nguyễn Anh Thư
Lê Thị Minh Hiền
Đỗ Thái Phượng
Phạm Thị Thanh Thủy
Ngô Vũ Thùy Trang

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ acid uric và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân tiền sản giật.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên ba nhóm thai phụ gồm 33 thai phụ nguy cơ tiền sản giật và 25 thai phụ tiền sản giật nhẹ và 13 thai phụ tiền sản giật nặng từ 01/04/2023 đến 09/2023 tại Bệnh viện A Thái Nguyên. Nồng độ acid uric được xác định theo phương pháp thủy phân enzyme uricase và đánh giá mật độ quang ở bước sóng 505 nm.


Kết quả: Nồng độ acid uric máu trung bình của nhóm nguy cơ là 429,66 ± 81,50 μmol/L; nhóm tiền sản giật nhẹ là 466,39 ± 56,12 μmol/L và của nhóm tiền sản giật nặng là 534,17 ± 68,54 μmol/L; nồng độ acid uric máu trung bình của nhóm tiền sản giật nặng cao hơn so với nhóm nguy cơ và nhóm tiền sản giật nhẹ (p < 0,01). Nồng độ acid uric có mối tương quan thuận với tuổi mẹ, tuần thai lúc vào viện, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Nồng độ acid uric có mối tương quan với các chỉ số sinh hóa: ure, creatinin, AST, ALT, protein máu, albumin; và protein niệu ở các thai phụ tiền sản giật.


Kết luận: Nồng độ acid uric huyết tương ở thai phụ tiền sản giật nặng cao hơn so với nhóm nguy cơ và nhóm tiền sản giật nhẹ. Nồng độ acid uric có mối tương quan với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân tiền sản giật.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Cách trích dẫn
1.
Nguyễn AT, Lê TMH, Đỗ TP, Phạm TTT, Ngô VTT. Mối liên quan giữa nồng độ Acid uric và một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân tiền sản giật. HNKH [Internet]. 12 Tháng Mười 2023 [cited 3 Tháng Năm 2024];1(1):181-8. Available at: https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/213

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Chính Nghĩa, “Nghiên cứu yếu tố phát triển rau thai (PIGL) và thụ thể yếu tố phát triển tế bào nội mạc hòa tan (sFlt -1) trong huyết thanh ở thai phụ bình thường và thai phụ có nguy cơ tiền sản giật”, Luận án tiến sĩ Y học, Đại học Y hà Nội, 2013.
  2. Stevens W, Shih T, Incerti D et al., Short-term costs of preeclampsia to the United States healthcare system. Am J Obstet Gynecol 2017; 217:237– 48.e16. (Level III)
  3. Cunningham FG L. K., et al., Hypertensive Disorders. Williams Obstetrics 24th, 2014, 728-779.
  4. Alzuabidi ZF, “The Role of Uric Acid in Predicting Preeclampsia Women”, Journal of Chemical and Pharmaceutical Research, 8(4), 2016, 1175-9.
  5. Sangeeta N, Shaini L, Basar G et al., “Serum Uric Acid and homocysteine as predictors of pre-eclampsia”, J Diabetes Metab 4(4), 2013, 259
  6. Bộ Y tế, Quyết định về việc ban hành tài liệu “Hướng dẫn sàng lọc và điều trị dự phòng tiền sản giật”, Số: 1911/QĐ-BYT, ngày 19/04/2021.
  7. Nguyễn Thị Thanh Loan, Nghiên cứu hiệu quả điều trị tiền sản giật nặng bằng phương pháp chấm dứt sớm thai kỳ hoặc điều trị duy trì, Luận văn thạc sĩ y học, Trường Đại học Y Dược Huế, 2012.
  8. S. Baragou, E. Goeh-Akue, M. Pio et al., “[Hypertension and pregnancy in Lome (sub-Saharan Africa): epidemiology, diagnosis and risk factors]”. Ann Cardiol Angeiol (Paris), Hypertension arterielle et grossesse a Lome (Afrique sub-saharienne): aspects epidemiologiques, diagnostiques et facteurs de risque., 63, (3), 2014, 145-50
  9. V. L. Bilano, E. Ota, T. Ganchimeg et al., “Risk factors of pre-eclampsia/eclampsia and its adverse outcomes in low and middle income countries: a WHO secondary analysis”. PLoS One, 9, (3), e91198, 2014.
  10. C. Ye, Y. Ruan, L. Zou et al., “The 2011 survey on hypertensive disorders of pregnancy (HDP) in China: prevalence, risk factors, complications, pregnancy and perinatal outcomes”. PLoS One, 9, (6), e100180, 2014.
  11. Nguyễn Thị Anh, “Nghiên cứu mối liên quan giữa triệu chứng lâm sàng với xét nghiệm cận lâm sàng trong tiền sản giật nặng và kết quả mổ lấy thai ở những sản phụ này”, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, 2012.
  12. Tejal P., Astha D., “Uric acid and maternal and perinatal outcome in hypertensive disease in pregnancy”, Gujarat Medical Journal, 2014; 69(2):5–6.
  13. Nguyễn Thị Lan Hương, Nông Thị Khánh Chi, Đặng Thị Thu Thủy và cộng sự, Nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số sinh hóa – huyết học ở thai phụ tiền sản giật, Tạp chí Y học Việt Nam (2022), tr 64-65.