Độ tin cậy và tính giá trị của bộ câu hỏi khảo sát sự hài lòng ở người bệnh cao tuổi tại phòng khám bác sĩ gia đình bệnh viện Lê Văn Thịnh

##plugins.themes.academic_pro.article.main##

Nguyễn Thị Bích Ngọc
Nguyễn Thanh Hiệp
Phạm Lê An
Trần Văn Khanh
Nguyễn Trần Ái Uyên

Tóm tắt

Mục đích nghiên cứu: Đánh giá tính giá trị và phù hợp của bộ câu hỏi khảo sát sự hài lòng của người bệnh cao tuổi đến khám tại phòng khám Bác sĩ gia đình Bệnh viện Lê Văn Thịnh.


Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 351 người bệnh cao tuổi trở lên đến khám tại phòng khám này.


Kết quả: Kết quả cho thấy rằng tổng số người nữ tham gia nghiên cứu nhiều hơn nam, và hơn 95% người cao tuổi sử dụng Bảo hiểm Y tế. Các khía cạnh được đánh giá bao gồm cảnh quan, an ninh, vệ sinh, cách bố trí phòng khám, thủ tục hành chính, thời gian chờ, thái độ phục vụ của nhân viên y tế và chuyên môn của nhân viên y tế. Các khía cạnh này đều đạt độ tin cậy tốt với hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn 0,75. Ngoài ra, phân tích mô hình SEM (phương trình có cấu trúc tuyến tính) cho thấy mô hình thang đo sự hài lòng phù hợp với dữ liệu thu thập được. Các chỉ số đánh giá độ phù hợp mô hình như Comparative Fit Index (CFI), Tucker-Lewis Index (TLI) và Root Mean Square Error of Approximation (RMSEA) đều cho thấy mô hình có độ phù hợp tốt.


Kết luận: Bộ câu hỏi này có độ tin cậy và có cấu trúc phù hợp để khảo sát sự hài lòng của người bệnh cao tuổi tại phòng khám ngoại trú - phòng khám Y học gia đình. Kết quả nghiên cứu này có thể hỗ trợ đánh giá chất lượng dịch vụ và cải thiện chăm sóc sức khỏe cho người bệnh cao tuổi tại chăm sóc ban đầu.

##plugins.themes.academic_pro.article.details##

Cách trích dẫn
1.
Nguyễn TBN, Nguyễn TH, Phạm LA, Trần VK, Nguyễn T Ái U. Độ tin cậy và tính giá trị của bộ câu hỏi khảo sát sự hài lòng ở người bệnh cao tuổi tại phòng khám bác sĩ gia đình bệnh viện Lê Văn Thịnh. HNKH [Internet]. 12 Tháng Mười 2023 [cited 2 Tháng Năm 2024];1(1):245-53. Available at: https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/220

Tài liệu tham khảo

  1. Giang HHT, Nghiên cứu khả năng tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người cao tuổi tại huyện Củ Chi năm 2018, Tp. Hồ Chí Minh: Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, 2009.
  2. Hoàng PM, Sự hài lòng của người bệnh về phòng khám Bác sĩ gia đình ở quận 2 thành phố Hồ Chí Minh năm 2018, Tp. Hồ Chí Minh: Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, 2018.
  3. Tổng cục thống kê, Người cao tuổi Việt Nam: Phân tích từ điều tra Biến động dân số và Kế hoạch hóa gia đình năm 2021, Hà Nội, 2021.
  4. Lê Văn Khảm, Vấn đề về người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 (80), 2014, 77-86.
  5. Khanh TV, Sự hài lòng của người bệnh tại phòng khám bác sĩ gia đình, bệnh viện Quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh; Tạp chí Y tế Công cộng, 2017; số 37 tháng 3+4.
  6. Quyền HĐ, Nhu cầu phòng ngừa và chăm sóc bệnh mạn tính không lây của người cao tuổi quận Phú Nhuận, Tp. Hồ Chí Minh: Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, 2019.
  7. Nguyễn Hữu Thắng, Lê Thị Thanh Hà, Nguyễn Thị Thu Hà et al., Sự hài lòng của người bệnh đối với chất lượng bệnh viện tại Việt Nam: nghiên cứu tổng quan có hệ thống, giai đoạn 2000-2015; Tạp chí Y tế Công cộng, 2018; Số 45 tháng 6/2018:33-44.
  8. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – tập 1 và 2, NXB Hồng Đức, 2008.
  9. Alkuwaiti A, Maruthamuthu T, Reliability and Validity of a New Questionnaire of Outpatient Service Satisfaction for Academic Medical Center Hospital. Health Care Academician Journal, 2017;4:57-62.