Hội nghị, Hội thảo khoa học - Bệnh viện Thành phố Thủ Đức https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd <p>Hội nghị Khoa học thường niên được Bệnh viện thành phố Thủ Đức duy trì 10 năm qua, như một ngày hội khoa học nhằm báo cáo kết quả của những nghiên cứu, những kỹ thuật tiêu biểu điển hình, những ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, đồng thời ghi nhận sự phấn đấu vươn lên về mọi mặt đặc biệt là nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân của các thế hệ thầy thuốc tại Bệnh viện. </p> <p> </p> vi-VN Hội nghị, Hội thảo khoa học - Bệnh viện Thành phố Thủ Đức Nghiên cứu giá trị và độ an toàn của siêu âm nội soi và chọc hút tế bào bằng kim nhỏ trong chẩn đoán ung thư tụy https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/203 <p>Mục tiêu: 1. Đánh giá giá trị của siêu âm nội soi và chọc hút tế bào bằng kim nhỏ trong chẩn đoán ung thư tụy; 2. Đánh giá độ an toàn của kỹ thuật chọc hút tế bào bằng kim nhỏ dưới hướng dẫn của siêu âm nội soi trong chẩn đoán ung thư tụy.</p> <p>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 75 bệnh nhân được chẩn đoán u tụy, có làm SANS và có chẩn đoán cuối cùng tổn thương tại tụy dựa trên kết quả của tế bào học và mô bệnh học.</p> <p>Kết quả: Giá trị của SANS trong chẩn đoán ung thư tụy: độ nhạy (Se) 94,2%, độ đặc hiệu (Sp) 82,6%, giá trị tiên đoán dương (PPV) 92,5%, giá trị tiên đoán âm (NPV) 86,4%, độ chính xác (Acc) 90,1%. Giá trị chẩn đoán ung thư tụy của EUS-FNA: Se 75.9%, Sp 100,0%, PPV 100,0%, NPV 53,3%, Acc 81,1%. SANS có giá trị trong trong chẩn đoán hạch ổ bụng: Se 95,0%, Sp 83,3%, PPV 95,0%, NPV 83,3%, Acc 92,3%.</p> <p>Kết luận: SANS và EUS-FNA có giá trị cao trong chẩn đoán ung thư tụy, đánh giá kích thước khối, xâm lấn mạch máu, hạch ổ bụng. Đây là những kỹ thuật tương đối an toàn.</p> Việt Thắng Lương Nguyễn Ngọc Hải Đặng Bản quyền (c) 2023 Lương Việt Thắng, Đặng Nguyễn Ngọc Hải 2023-10-11 2023-10-11 115 123 Kết quả điều trị gãy xương thuyền ít di lệch bằng vít rỗng không đầu nén ép xuyên qua da https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/221 <p>Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả lành xương trong phẫu thuật kết hợp xương điều trị gãy xương thuyền ít di lệch với vít rỗng không đầu nén ép xuyên qua da.</p> <p>Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 27 hồ sơ bệnh án của bệnh nhân đủ 18 đến 60 tuổi gãy xương thuyền vào viện trước 6 tuần sau khi bị gãy và được phẫu thuật bằng vít rỗng không đầu nén ép có bước ren xuyên qua da. Từ đầu tháng 01/2019 hết tháng 06/2021 tại khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện thành phố Thủ Đức.</p> <p>Kết quả: Người bệnh lành xương trước 10 tuần có 27 trường hợp, chiếm tỷ lệ 100%. Trở lại công việc trung bình 3,5 ± 0,9 tuần; trung bình điểm số Mayo 88,5 ± 3,6, thấp nhất 80, cao nhất 95. Tầm vận động cổ tay tăng 4,5 ± 1,6 (độ) tính theo góc gập cổ tay. Trung bình góc duỗi tăng lên 3,6 độ. Sau mổ 3 tháng, sức tay trung bình 37,0 ± 6,6; sau 6 tháng sức tay trung bình 40,2 ± 7,4. Sau 3 tháng, không còn bệnh nhân đau nhẹ hay đau vừa phải.</p> <p>Kết luận: Sử dụng phương pháp điều trị gãy xương thuyền ít di lệch bằng vít rỗng không đầu nén ép xuyên qua da giúp giảm khả năng nhiễm trùng, giảm thời gian phẫu thuật và thời gian để hồi phục, các biến chứng sau mổ được ghi nhận trong nghiên cứu theo hướng tốt.</p> Hiếu Tiêu Vĩnh Thống Nguyễn Hoàng Văn Hải Lê Xuân Dũng Nguyễn Bản quyền (c) 2023 Tiêu Hiếu, Nguyễn Vĩnh Thống, Lê Hoàng Văn Hải, Nguyễn Xuân Dũng 2023-10-12 2023-10-12 254 260 Kết quả quản lý văn hóa an toàn người bệnh và một số yếu tố ảnh hưởng tại bệnh viện thành phố Thủ Đức https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/194 <p>Đặt vấn đề: Văn hóa an toàn người bệnh là một khái niệm đa chiều trong bối cảnh dịch vụ y tế và là sản phẩm của các giá trị, thái độ, nhận thức, năng lực và tiêu chuẩn về hành vi của cá nhân, đơn vị xác định cam kết, phong cách và sự thành thạo của nhà quản lý trong việc quản lý an toàn người bệnh.</p> <p>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả khảo sát bằng bộ câu hỏi trên 420 nhân viên y tế.</p> <p>Kết quả: Theo thang đo HSOPSC-VN2015 đánh giá mức độ phản hồi văn hóa an toàn người bệnh chung, tỷ lệ nhân viên y tế có phản hồi tích cực chiếm tỷ lệ 70,4%, tỷ lệ nhân viên y tế có phản hồi trung tính chiếm tỷ lệ 16,3%, tỷ lệ nhân viên y tế có phản hồi tiêu cực chiếm tỷ lệ 13,3%. Tiêu chí Trừng phạt cá nhân khi để xảy ra sự cố/sai sót, Bàn giao và chuyển tiếp người bệnh giữa các khoa/phòng và tiêu chí về Nhân lực có tỷ lệ phản hồi tích cực thấp.</p> <p>Kết luận: Văn hoá an toàn người bệnh tại bệnh viện đã đạt mức tốt và tỷ lệ phản hồi tích cực cao góp phần đảm bảo an toàn người bệnh tại bệnh viện.</p> Văn Tập Nguyễn Chí Huynh Nguyễn Võ Minh Hoàng Nguyễn Bản quyền (c) 2023 Nguyễn Văn Tập, Nguyễn Chí Huynh, Nguyễn Võ Minh Hoàng 2023-10-11 2023-10-11 16 22 Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả hồi phục răng vĩnh viễn trước trên bằng dán sứ Emax trên bệnh nhân tại bệnh viện huyện Củ Chi TP. Hồ Chí Minh 2022 - 2023 https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/212 <p>Mục tiêu: Đánh giá kết quả phục hồi răng vĩnh viễn phía trước hàm trên bằng mặt dán sứ Emax tại Bệnh viện huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2022 - 2023.</p> <p>Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên tổng 30 bệnh nhân với tổng 74 răng vĩnh viễn trước trên được chỉ định phục hình.</p> <p>Kết quả: Lý do phục hình hay gặp nhất là sâu răng (56,8%); Số lượng răng được phục hình ở răng trước hàm trên bên phải là 54,1%, bên trái là 45,9%. Ngay sau khi phục hình, 100% các răng được đánh giá tốt về thẩm mỹ và chức năng. Tuy nhiên khi tái khám sau 7 ngày có 01 răng xuất hiện đường nứt rõ và 01 răng bị súc phục hình. Sau 1 và 3 tháng lắp răng, về thẩm mỹ: 100% răng có độ khít sát, độ lưu giữ và độ bền phục hình đạt tốt; 100% răng không bị đổi màu và đường viền nướu rất hài hòa; về chức năng: tất cả các răng đều có khớp cắn bình thường, khả năng nhai đạt mức tốt, sự tiếp xúc giữa răng phục hình với răng bên cạnh cũng đạt mức tốt và 100% răng đối bình thường ko bị mòn do phục hình.</p> <p>Kết luận: Kỹ thuật sử dụng mặt dán sứ trên răng trước có nhiều ưu điểm và hiệu quả cũng được bác sĩ và bệnh nhân đánh giá tốt. Tuy nhiên cần theo dõi thời gian dài hơn để đánh giá toàn diện kết quả mặt dán sứ Emax trên nhóm răng vĩnh viễn phía trước, hàm trên.</p> Văn Nơi Phạm Nhựt Khuê Trương Bản quyền (c) 2023 Phạm Văn Nơi, Trương Nhựt Khuê 2023-10-12 2023-10-12 175 180 Khảo sát tính kháng kháng sinh của Escherichia Coli và Klebsiella Pneumoniae gây nhiễm trùng tiết niệu tại bệnh viện C Đà Nẵng https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/201 <p>Mục tiêu: Xác định tỷ lệ E.coli và K.pneumoniae gây nhiễm trùng tiết niệu và tính kháng kháng sinh của vi khuẩn tại Bệnh viện C Đà Nẵng.</p> <p>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 299 chủng vi khuẩn phân lập được từ mẫu bệnh phẩm nước tiểu được chẩn đoán nhiễm trùng tiết niệu tại Bệnh viện C Đà Nẵng từ 01/2022 đến 31/12/2022. Các chủng vi khuẩn được xác định bằng nuôi cấy định danh và làm kháng sinh đồ bằng phương pháp Kirby Bauer.</p> <p>Kết quả: Trong 299 chủng vi khuẩn được phân lập từ các bệnh nhân nhiễm trùng tiết niệu có 57,2% E.coli và 17,7% K.pneumoniae. Trong đó, tỷ lệ E. coli sinh ESBL là 51,5% và K. pneu- moniae sinh ESBL là 58,5%. E.coli có tỷ lệ đề kháng cao trên 80% với Ampicillin và trên 50% với Cefuroxime axetil, Trimethoprim/ Sulfamethoxazole, Ofloxacin, Levofloxacin, Ciprofloxa- cin, Ceftazidime, Tetracycline, Ceftriaxone, Cefotaxime. E.coli còn nhạy cảm cao trên 90% với các kháng sinh kết hợp và nhóm Carbapenem. E.coli đa kháng chiếm 44,4%. K.pneumoniae đề kháng hoàn toàn với Ceftazidime và đề kháng cao trên 80% với Amoxicillin/ Clavulanic acid, Levofloxacin, Ciprofloxacin, Ofloxacin, đề kháng trên 50% với hầu hết các loại kháng sinh. K.pneumoniae còn nhạy cảm trên 90% với Cloramphenicol. K.pneumoniae đa kháng chiếm 58,5%.</p> <p>Kết luận: Tỷ lệ E.coli, K. pneumoniae phân lập được trong nhiễm trùng tiết niệu là 57,2% và 17,7%. Các vi khuẩn phân lập được đã đề kháng với nhiều kháng sinh thường dùng với các mức độ khác nhau. Xuất hiện với tỷ lệ khá cao nhiều chủng E.coli, K. pneumoniae sinh ESBL (51,5% và 58,5%) và đa kháng kháng sinh (44,4% và 58,5%).</p> Thị Đoan Trinh Nguyễn Thị Thu Sương Trương Bản quyền (c) 2023 Nguyễn Thị Đoan Trinh, Trương Thị Thu Sương 2023-10-11 2023-10-11 90 97 Tình trạng kiệt sức của bác sĩ tại bệnh viện tuyến cơ sở: Tỷ lệ và yếu tố liên quan https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/219 <p>Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu mức độ kiệt sức của bác sĩ và các yếu tố liên quan đến Kiệt sức của bác sĩ bệnh viện thành phố Thủ Đức.</p> <p>Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, chọn mẫu thuận tiện với 403 bác sĩ tại các khoa phòng, trong đó có 374 bác sĩ đồng ý tham gia nghiên cứu, thực hiện từ tháng 8/2022 đến tháng 2/2023 tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức. Mức độ kiệt sức được đánh giá bằng Bộ câu hỏi đánh giá kiệt sức chung (BAT) của tác giả Wilmar Schaufeli và cộng sự (2020) cho nhân viên y tế.</p> <p>Kết quả: Có 41,2% bác sĩ có nguy cơ kiệt sức và 16,6% bác sĩ trong tình trạng kiệt sức đỏ. Có 12,65 % bác sĩ có triệu chứng kiệt sức trong tình trạng đỏ. Các yếu tố liên quan đến kiệt sức của bác sĩ là khác nhau theo từng khía cạnh của kiệt sức. Số đêm trực của bác sĩ có mối tương quan nghịch đến triệu chứng kiệt sức.</p> <p>Kết luận: Đánh giá mức độ kiệt sức của các bác sĩ là hoạt động cần thiết nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý bệnh viện xây dựng kế hoạch và giải pháp cải thiện tình trạng kiệt sức của bác sĩ, nâng cao chất lượng bệnh viện.</p> Vũ Quỳnh Hoa Nguyễn Thành Liêm Võ Bản quyền (c) 2023 Nguyễn Vũ Quỳnh Hoa, Võ Thành Liêm 2023-10-12 2023-10-12 237 244 Đánh giá hiệu quả hoạt động công tác xã hội trong việc hỗ trợ người bệnh tại bệnh viện thành phố Thủ Đức https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/208 <p>Mục tiêu: Tỷ lệ NB tiếp cận được với các hoạt động CTXH đang được triển khai, tỷ lệ NB hài lòng với các hoạt động CTXH và các yếu tố liên quan tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức. Nhu cầu của NB và một số đề xuất của NVYT liên quan đến các hoạt động CTXH đang triển khai tại bệnh viện.</p> <p>Đối tượng và phương pháp: Cắt ngang mô tả, thực hiện nghiên cứu trên 132 NB đang điều trị tại khoa Ung Bướu và khoa Nội thận – thận nhân tạo (Khoa Thận), phỏng vấn sâu 2 điều dưỡng trưởng của 2 khoa Ung Bướu và khoa Thận.</p> <p>Kết quả: 77,3% NB hài lòng với các hoạt động CTXH tại bệnh viện. Một số yếu tố liên quan đến mức độ hài lòng của NB với các hoạt động CTXH là: Khoa điều trị, Dân tộc, Thu nhập bình quân/đầu người của gia đình NB; Thời gian người bệnh bắt đầu điều trị tại bệnh viện tới nay; Chi phí điều trị trung bình sau khi trừ bảo hiểm y tế (BHYT) hàng tháng và NB phải vay mượn tiền để điều trị (p &lt; 0,05).</p> <p>Kết luận: Tỷ lệ NB hài lòng với các hoạt động CTXH là 77,3%. Một số kiến nghị của NVYT bao gồm: phát triển, mở rộng thêm các hoạt động CTXH về tư vấn hỗ trợ tâm lý, nâng đỡ tinh thần cho NB đa dạng về nội dung và hình thức tổ chức; đồng hành với khoa trong công tác hướng dẫn NB các thủ tục hành chính, cung cấp các thông tin chăm sóc sức khỏe cơ bản, đón tiếp, hướng dẫn NB các thông tin liên quan tới BHYT.</p> Thị Mỹ Châu Nguyễn Thị Ngọc Ánh Ngô Bản quyền (c) 2023 Nguyễn Thị Mỹ Châu, Ngô Thị Ngọc Ánh 2023-10-11 2023-10-11 154 166 Sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ tại hệ thống phòng khám thẩm mỹ Hoàng Tuấn năm 2023 https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/227 <p>Đặt vấn đề: Sự hài lòng của khách hàng là một thái độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp dịch vụ. Sự hài lòng được xem như thước đo chất lượng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ thẩm mỹ.</p> <p>Mục tiêu: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ tại hệ thống phòng khám thẩm mỹ Hoàng Tuấn năm 2023.</p> <p>Phương pháp: Điều tra cắt ngang. Nghiên cứu thu thập thông tin từ 405 khách hàng sử dụng dịch vụ thẩm mỹ tại hệ thống phòng khám Hoàng Tuấn thông qua bộ câu hỏi phỏng vấn. Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0.</p> <p>Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự hài lòng của khách hàng với các nhóm yếu tố về cơ sở vật chất, thái độ ứng xử của nhân viên y tế, thủ tục hành chính và thông tin tư vấn đều đạt trên 90%. Tỷ lệ hài lòng chung của khách hàng là 97,5%.</p> <p>Kết luận: Hệ thống phòng khám Hoàng Tuấn cần tiếp tục duy trì và phát triển các tiêu chí hiện khách hàng đã hài lòng và cải thiện những tiêu chí khách hàng chưa hài lòng như: Trang phục của NVYT cần sạch, đẹp hơn; Lich khám và thời gian khám cần thuận tiện cho khách hàng.</p> Quốc Thắng Trần Hoài Nam Nguyễn Văn Dũng Đào Thị Lý Trần Bản quyền (c) 2023 Trần Quốc Thắng, Nguyễn Hoài Nam, Đào Văn Dũng, Trần Thị Lý 2023-10-12 2023-10-12 295 303 Tỷ lệ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 24 giờ sau sinh và một số yếu tố liên quan tại khoa Sản, bệnh viện thành phố Thủ Đức https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/199 Bú mẹ sớm (BMS) và bú mẹ hoàn toàn (BMHT) trong vòng 24 giờ đầu sau sinh có tầm quan trọng đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh và bà mẹ. Để cung cấp thêm thông tin khoa học, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu xác định tỷ lệ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 24 giờ sau sinh và một số yếu tố liên quan tại khoa Sản, Bệnh viện thành phố Thủ Đức, năm 2022. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang mô tả, thực hiện khảo sát 401 sản phụ qua quan sát, ghi nhận lên bảng kiểm kết hợp với phỏng vấn trực theo biểu mẫu xây dựng sẵn. Kết quả tỷ lệ BMS sau sinh là 91,5% (95% CI: 88,8% - 94,3%), tỷ lệ BMHT trong 24 giờ đầu sau sinh là 35,7% (95% CI: 31,0% - 40,4%). Khả năng cho con BMHT cao hơn ở nhóm có tham gia lớp tập huấn tiền sản, sinh ngả âm đạo, sinh đủ tháng, nhận được sự giúp đỡ từ gia đình trong việc cho con bú mẹ, cho con bú đúng cách và không có vấn đề về vú. Nhìn chung, tỷ lệ BMHT trong 24 giờ đầu sau sinh là thấp, tăng cường các lớp học tiền sản, tổ chức đơn nguyên về sữa mẹ và hỗ trợ cho con bú mẹ sau sinh là cần thiết nhằm tăng tỷ lệ BMHT sau sinh. Thị Ngọc Bích Nguyễn Văn Quỳnh Đinh Thị Kim Chi Vũ Bản quyền (c) 2023 Nguyễn Thị Ngọc Bích, Đinh Văn Quỳnh, Vũ Thị Kim Chi 2023-10-11 2023-10-11 75 81 Đặc điểm các xét nghiệm đông máu ở người bệnh COVID-19 tại thành phố Thủ Đức và giá trị tiên lượng tử vong https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/217 <p>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, mô tả trên 269 người bệnh thuộc tầng 2 đến tầng 5 theo mô hình điều trị tháp 5 tầng tại thành phố Hồ Chí Minh của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 thành phố Hồ Chí Minh điều trị nội trú tại khu điều trị COVID, Bệnh viện thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 06/2021 đến tháng 12/2021.</p> <p>Kết quả: Ghi nhận có sự khác biệt về nồng độ D-Dimer ngày nhập viện ở nhóm tử vong và nhóm sống còn (trung vị lần lượt là 4,48 μg/ml và 0,93 μg/ml; p &lt; 0,0001); trung vị chỉ số PT ở nhóm sống còn cao hơn nhóm tử vong (lần lượt là 14,1 và 13,2 giây; p = 0,012) trong khi aPTT không ghi nhận có sự khác biệt. Về sự thay đổi nồng độ D-dimer, kết quả ghi nhận nồng độ D-dimer cao hơn vào ngày đầu tiên nhập viện điều trị ở nhóm tử vong, đến ngày thứ 3 thì không ghi nhận sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm; đến ngày thứ 5 và thời điểm theo dõi cuối cùng, nhóm người bệnh tử vong có nồng độ D-dimer cao hơn. Không ghi nhận sự khác biệt về aPTT ở cả hai nhóm 5 ngày đầu tiên theo dõi và chi ghi nhận sự khác biệt về aPTT ở hai nhóm tại thời gian theo dõi cuối cùng. Phân tích hồi quy logistic cho thấy chỉ có tăng D-Dimer có thể dự đoán tử vong ở người bệnh COVID-19 (AUROC = 0,809; p &lt; 0,05).</p> <p>Kết luận: D-dimer có giá trị tiên lượng tử vong cao nhất trong các xét nghiệm đông máu.</p> Thị Bích Uyên Nguyễn Trí Thanh Vũ Nguyễn Ái Thanh Trần Hoàng Anh Vũ Nguyễn Bản quyền (c) 2023 Nguyễn Thị Bích Uyên, Vũ Trí Thanh, Trần Nguyễn Ái Thanh, Nguyễn Hoàng Anh Vũ 2023-10-12 2023-10-12 217 226 Vai trò của siêu âm đánh dấu mô cơ tim trong đánh giá sớm bất thường chức năng nhĩ trái ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/206 <p>Mục tiêu: Đánh giá vai trò của siêu âm đánh dấu mô cơ tim trong việc phát hiện sớm bất thường chức năng nhĩ trái ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.</p> <p>Đối tượng: Nghiên cứu cắt ngang 119 bệnh nhân được chia thành hai nhóm bệnh và nhóm chứng tại Bệnh viện Trường Đại học Y dược Huế trong thời gian từ 2022 - 2023.</p> <p>Kết quả: 59 bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 (nhóm bệnh) và 60 người khỏe mạnh (nhóm chứng) không có sự khác biệt về độ tuổi, vòng bụng, chỉ số BMI, BSA. Hình thái nhĩ trái và chức năng thất trái trên siêu âm thường quy bình thường cả hai nhóm. Siêu âm đánh dấu mô cơ tim phát hiện chức năng chứa máu, dẫn máu, tống máu qua trị số tuyệt đối của các thông số LASr_ED (%), LaSr_AC (%), LAScd_ED (%), LaScd_AC (%), LASct_ED (%), LASct_AC (%) ở nhóm bệnh lần lượt là 33,8 ± 5,1, 27,5 ± 8,7, 15 ± 6,7, 12,1 ± 8, 18,6 ± 6, 15,5 ± 4,3, nhóm chứng lần lượt là 42,7 ± 6,5, 35,1 ± 4,6, 21,2 ± 6,5, 17,7 ± 5,9, 21,4 ± 6,8, 17,4 ± 4,6.</p> <p>Kết luận: Ở bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2, khi chưa có sự thay đổi về hình thái nhĩ trái hay chức năng thất trái trên siêu âm thường quy chúng ta có thể phát hiện rối loạn chức năng nhĩ trái bằng siêu âm đánh dấu mô cơ tim.</p> Nguyễn Ngọc Hải Đặng Việt Thắng Lương Bản quyền (c) 2023 Đặng Nguyễn Ngọc Hải, Lương Việt Thắng 2023-10-11 2023-10-11 139 145 Kết quả phẫu thuật cắt gan theo Tôn Thất Tùng điều trị ung thư gan (HCC) https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/224 <p>Đặt vấn đề: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã triển khai phẫu thuật cắt gan phương pháp Tôn Thất Tùng điều trị Ung thư biểu mô tế bào gan (UTBMTBG) (hepatocellular carcinoma - HCC) từ năm 2010. Tuy vậy, chưa có nghiên cứu báo cáo kết quả cắt gan tại đây.</p> <p>Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu các bệnh nhân (BN) đã được chẩn đoán là UTBMTBG đã được cắt gan theo Tôn Thất Tùng tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương từ tháng 06/2015 đến tháng 06/2022.</p> <p>Kết quả: Có 48 BN được đưa vào nghiên cứu. tỷ lệ nam/nữ là 3/1; trung bình 55,2 ± 10,2 tuổi, tiền sử viêm gan siêu vi B và C chiếm 75,0%; triệu chứng lâm sàng nổi bật là gầy sút (50%), chán ăn (70,8%), đau bụng (79,2%). Đa phần các trường hợp có AFP &gt; 400 ng/ml (68,8%); 100% các bệnh nhận thuộc Child A. Kích thước u trung bình trên MSCT là 5,1 ± 1,8 cm. Cắt gan nhỏ chiếm đa số 81,3%, cắt gan lớn chiếm 18,7%. Thời gian mổ trung bình 109,2 ± 52,2 phút. Máu mất trung bình 109,2 ± 52,2 ml. Thời gian nằm viện trung bình là 13,4 ± 3,5 ngày. Biến chứng sau mổ thường gặp là tràn dịch màng phổi (10,4%).</p> <p>Kết luận: Kết quả sớm phẫu thuật cắt gan điều trị UTBMTBG tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho những kết quả khả quan với lượng máu mất mất và tỉ lệ tai biến thấp.</p> Thanh Long Huỳnh Mạnh Khiêm Nguyễn Nhất Cao Nhân Huỳnh Bản quyền (c) 2023 Huỳnh Thanh Long, Nguyễn Mạnh Khiêm, Huỳnh Nhất Cao Nhân 2023-10-12 2023-10-12 279 285 Áp lực học tập và mối liên quan với lo âu ở học sinh trung học phổ thông thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/197 <p>Đặt vấn đề: Với sự phát triển hiện nay, chương trình giáo dục và các hoạt động học tập ngày càng chuyên sâu với khối lượng nặng hơn hơn dẫn đến áp lực học tập của học sinh ngày càng cao. Kết quả có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe tâm thần cho học sinh, trong đó có rối loạn lo âu.</p> <p>Đối tượng - phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2023 trên học sinh trung học phổ thông tại thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh. Học sinh hoàn thành bộ câu hỏi tự điền. Thang đo ESSA và ZUNG – SAS có tính tin cậy và tính giá trị cao được sử dụng để đánh giá áp lực học tập và lo âu của học sinh.</p> <p>Kết quả: Trong 421 học sinh tham gia nghiên cứu, tỉ lệ chịu áp lực học tập của học sinh theo 3 mức độ nhẹ, vừa, nặng lần lượt là 35,9%, 30,6%, 33,5% và tỉ lệ lo âu là 35,6%. Áp lực học tập và lo âu có mối liên quan có ý nghĩa thống kê với p &lt; 0,001. Tỉ lệ chịu áp lực học tập mức độ vừa, nặng và lo âu cao ở học sinh trung học phổ thông. Những học sinh chịu áp lực học tập mức độ vừa có tỉ lệ lo âu cao gấp 2 lần so với những học sinh chịu áp lực học tập mức độ nhẹ, những học sinh chịu áp lực học tập mức độ nặng có tỉ lệ lo âu cao gấp 3,79 lần so với những học sinh chịu áp lực học tập mức độ nhẹ.</p> Hoàng Anh Vũ Nguyễn Nguyễn Toàn Thiện Vương Thị Hoài Yến Phan Phan Diệu Anh Trần Bản quyền (c) 2023 Nguyễn Hoàng Anh Vũ, Vương Nguyễn Toàn Thiện, Phan Thị Hoài Yến, Trần Phan Diệu Anh 2023-10-11 2023-10-11 54 64 Nghiên cứu nguy cơ biến cố tim mạch lớn ở bệnh nhân đau ngực bằng thang điểm HEART https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/215 <p>Đặt vấn đề: Đau ngực là lý do phổ biến nhất khiến bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu.</p> <p>Mục tiêu: Nghiên cứu này nhằm đánh giá mối liên quan giữa thang điểm HEART với các biến cố tim mạch lớn ở bệnh nhân đau ngực trong thời gian điều trị nội trú.</p> <p>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu ở 88 bệnh nhân có triệu chứng đau ngực vào điều trị tại Trung tâm cấp cứu và Đột quỵ Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế và khoa Cấp cứu – Tim mạch can thiệp Bệnh viện Trung Ương Huế.</p> <p>Kết quả: Trong thời gian theo dõi, có 46 bệnh nhân xảy ra biến cố tim mạch (52,3%). Thang điểm HEART cho thấy có mối tương quan thuận có ý nghĩa với khả năng xảy ra biến cố tim mạch lớn ở bệnh nhân vào viện vì đau ngực (p = 0,035). Ở bệnh nhân thuộc nhóm HEART nguy cơ cao, có 84,6% bệnh nhân xuất hiện biến cố tim mạch lớn. Thang điểm HEART có AUC 0,706, độ nhạy 67% và độ đặc hiệu 79%, trong dự báo nguy cơ xuất hiện biến cố tim mạch lớn trong thời gian nằm viện ở bệnh nhân đau ngực.</p> <p>Kết luận: Thang điểm HEART là một công cụ hữu hiệu, đơn giản và có giá trị tiên lượng các biến cố tim mạch lớn xảy ra trên bệnh nhân đau ngực trong thời gian nằm viện.</p> Phạm Phước Long Đoàn Thị Hoài Thương Nguyễn Thị Diễm Lệ Trần Bản quyền (c) 2023 Đoàn Phạm Phước Long, Nguyễn Thị Hoài Thương, Trần Thị Diễm Lệ 2023-10-12 2023-10-12 194 202 Nghiên cứu tình hình nhiễm Human Papillomavirus ở người bệnh có u nhú sinh dục tại bệnh viện Da liễu Đà Nẵng https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/204 <p>Mục tiêu: Xác định tỷ lệ nhiễm HPV và các mối liên quan ở các người bệnh có u nhú sinh dục đến khám tại Bệnh viện Da Liễu Thành phố Đà Nẵng.</p> <p>Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 141 người bệnh có u nhú đến khám tại Bệnh viện Da Liễu Đà Nẵng từ 1/2021 - 5/2021. Thu thập thông tin theo phiếu điều tra và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Real-time PCR Human Papillomavirus.</p> <p>Kết quả: Tỷ lệ nhiễm Human papillomavirus trên 141 người bệnh có u nhú là 51,1%. Nhóm người bệnh nhiễm HPV ở thành thị (52,1%) cao hơn nhóm ở nông thôn (48,9%). Nam giới nhiễm HPV (52,1%) cao hơn nữ giới. Nhóm tuổi nhiễm HPV cao nhất là trên 45 tuổi (60,0%), tiếp theo là nhóm 18 - 30 tuổi (51,6%) và nhóm 31 - 45 tuổi (42,9%). Nhóm người bệnh có trình độ học vấn là trung cấp - cao đẳng có tỷ lệ nhiễm HPV (71,0%) cao hơn nhóm Trung học phổ thông (62,1%) và nhóm đại học (39,5%). Nhóm nghề kinh doanh và nghề tự do có tỷ lệ nhiễm HPV (73,5% và 66,7%) cao hơn nhóm học sinh - sinh viên và nhóm nhân viên văn phòng (54,5% và 31,1%).</p> <p>Kết luận: Tỷ lệ nhiễm Human papillomavirus ở người bệnh có u nhú là 51,1%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhiễm HPV với trình độ học vấn, nghề nghiệp, số lượng bạn tình, tuổi quan hệ tình dục lần đầu và sử dụng bao cao su.</p> Huy Hoàng Nguyễn Thị Ngọc Thảo Trần Thị Đoan Trinh Nguyễn Thị Minh Hòa Hoàng Bản quyền (c) 2023 Nguyễn Huy Hoàng, Trần Thị Ngọc Thảo, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Hoàng Thị Minh Hòa 2023-10-11 2023-10-11 124 131 Báo cáo trường hợp lâm sàng điều trị mủ màng phổi trên bệnh nhân rò khí phế quản sau cắt toàn bộ phổi https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/222 <p>Viêm mủ màng phổi là một bệnh lý phức tạp với bệnh sinh do nhiều nguyên nhân, trong đó biến chứng tràn mủ màng phổi sau cắt phổi/thùy phổi dù hiếm gặp nhưng để lại những di chứng nặng nề. Điều trị tràn mủ màng phổi hiệu quả phải tích cực và toàn diện, phù hợp theo giai đoạn bệnh với mục đích sạch mủ khoang màng phổi, không còn ổ cặn. Việc kết hợp cả nội khoa (kháng sinh, chăm sóc vết mổ, dinh dưỡng) và ngoại khoa (dẫn lưu lồng ngực tưới rửa khoang màng phổi; mở ngực làm sạch ổ mủ hoặc mở cửa sổ lồng ngực) là cần thiết, nhất là khi có kèm theo lỗ rò khí - phế quản. Chúng tôi báo cáo trường hợp bệnh nhân nam, 62 tuổi, điều trị ở trung tâm khác với viêm màng phổi kèm rò khí phế quản màng phổi sau phẫu thuật cắt phổi trái do ung thư, thất bại điều trị sau đó với dẫn lưu, khâu che lỗ rò, cắt lọc vết mổ.</p> Trí Thanh Vũ Kim Anh Nguyễn Thanh Thái Phan Xuân Vinh Phạm Ngọc Huy Bùi Bản quyền (c) 2023 Vũ Trí Thanh, Nguyễn Kim Anh, Phan Thanh Thái, Phạm Xuân Vinh, Bùi Ngọc Huy 2023-10-12 2023-10-12 261 272 So sánh hiệu quả và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến xét nghiệm hòa hợp có sử dụng kháng Globulin người trên Gel-card https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/195 <p>Mục tiêu: So sánh hiệu quả của xét nghiệm hoà hợp có sử dụng AHG với xét nghiệm hoà hợp trong môi trường nước muối ở 220 C và tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến sự dương tính của xét nghiệm hoà hợp có sử dụng AHG.</p> <p>Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang ở 3.433 chế phẩm hồng cầu khối được chỉ định truyền tại Bệnh viện Đà Nẵng từ tháng 01 - 3/2023.</p> <p>Kết quả: Tỷ lệ xét nghiệm hòa hợp có sử dụng AHG dương tính chiếm 3,4% so với 0,6% khi thực hiện kỹ thuật này trên môi trường nước muối ở nhiệt độ 220C. Có mối liên quan giữa xét nghiệm hòa hợp có AHG dương tính với giới tính, nhóm tuổi, đơn vị điều trị, số lần truyền máu và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p &lt; 0,05.</p> <p>Kết luận: Xét nghiệm hòa hợp có sử dụng AHG giúp phát hiện các trường hợp bất đồng miễn dịch chống hồng cầu cao hơn so với xét nghiệm hòa hợp trong môi trường nước muối. Cần lưu ý các yếu tố như giới tính, nhóm tuổi, đơn vị điều trị, số lần truyền máu khi thực hiện xét nghiệm hòa hợp có sử dụng AHG.</p> Thị Tư Trần Thị Hoài Thu Nguyễn Thị Quỳnh Nga Nguyễn Bản quyền (c) 2023 Trần Thị Tư, Nguyễn Thị Hoài Thu, Nguyễn Thị Quỳnh Nga 2023-10-11 2023-10-11 23 29 Mối liên quan giữa nồng độ Acid uric và một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân tiền sản giật https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/213 <p>Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ acid uric và đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân tiền sản giật.</p> <p>Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên ba nhóm thai phụ gồm 33 thai phụ nguy cơ tiền sản giật và 25 thai phụ tiền sản giật nhẹ và 13 thai phụ tiền sản giật nặng từ 01/04/2023 đến 09/2023 tại Bệnh viện A Thái Nguyên. Nồng độ acid uric được xác định theo phương pháp thủy phân enzyme uricase và đánh giá mật độ quang ở bước sóng 505 nm.</p> <p>Kết quả: Nồng độ acid uric máu trung bình của nhóm nguy cơ là 429,66 ± 81,50 μmol/L; nhóm tiền sản giật nhẹ là 466,39 ± 56,12 μmol/L và của nhóm tiền sản giật nặng là 534,17 ± 68,54 μmol/L; nồng độ acid uric máu trung bình của nhóm tiền sản giật nặng cao hơn so với nhóm nguy cơ và nhóm tiền sản giật nhẹ (p &lt; 0,01). Nồng độ acid uric có mối tương quan thuận với tuổi mẹ, tuần thai lúc vào viện, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Nồng độ acid uric có mối tương quan với các chỉ số sinh hóa: ure, creatinin, AST, ALT, protein máu, albumin; và protein niệu ở các thai phụ tiền sản giật.</p> <p>Kết luận: Nồng độ acid uric huyết tương ở thai phụ tiền sản giật nặng cao hơn so với nhóm nguy cơ và nhóm tiền sản giật nhẹ. Nồng độ acid uric có mối tương quan với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng trên bệnh nhân tiền sản giật.</p> Anh Thư Nguyễn Thị Minh Hiền Lê Thái Phượng Đỗ Thị Thanh Thủy Phạm Vũ Thùy Trang Ngô Bản quyền (c) 2023 Nguyễn Anh Thư, Lê Thị Minh Hiền, Đỗ Thái Phượng, Phạm Thị Thanh Thủy, Ngô Vũ Thùy Trang 2023-10-12 2023-10-12 181 188 Tỷ lệ thiếu máu và đặc điểm chỉ số huyết học trên người bệnh lao phổi tại bệnh viện Phổi Đà Nẵng https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/202 <p>Mục tiêu: Xác định tỉ lệ thiếu máu trên người bệnh lao phổi tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng. Khảo sát đặc điểm thiếu máu trên người bệnh lao phổi tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.</p> <p>Đối tượng và phương pháp: Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang để khảo sát tình trạng thiếu máu trên người bệnh lao phổi tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng.</p> <p>Kết quả: Tỉ lệ người bệnh lao phổi có thiếu máu là 44,5% (73/164), trong đó thiếu máu nhẹ chiếm 63%, thiếu máu trung bình 35,6% và thiếu máu nặng 1,4%. Trong nhóm người bệnh lao phổi có thiếu máu, tỉ lệ thiếu máu hồng cầu có kích thước bình thường chiếm 75,3%, thiếu máu hồng cầu nhỏ chiếm 20,5% và thiếu máu hồng cầu to chiếm 4,1%. Trong nhóm người bệnh lao phổi có thiếu máu, tỉ lệ thiếu máu đẳng sắc chiếm 76,7% và thiếu máu nhược sắc chiếm 23,3%.</p> <p>Kết luận: Trên người bệnh lao phổi có tình trạng thiếu máu và hồng cầu có kích thước bình thường và đẳng sắc.</p> Thị Quỳnh Nga Nguyễn Thị Minh Nguyệt Nguyễn Bản quyền (c) 2023 Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Nguyễn Thị Minh Nguyệt 2023-10-11 2023-10-11 98 106 Độ tin cậy và tính giá trị của bộ câu hỏi khảo sát sự hài lòng ở người bệnh cao tuổi tại phòng khám bác sĩ gia đình bệnh viện Lê Văn Thịnh https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/220 <p>Mục đích nghiên cứu: Đánh giá tính giá trị và phù hợp của bộ câu hỏi khảo sát sự hài lòng của người bệnh cao tuổi đến khám tại phòng khám Bác sĩ gia đình Bệnh viện Lê Văn Thịnh.</p> <p>Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang trên 351 người bệnh cao tuổi trở lên đến khám tại phòng khám này.</p> <p>Kết quả: Kết quả cho thấy rằng tổng số người nữ tham gia nghiên cứu nhiều hơn nam, và hơn 95% người cao tuổi sử dụng Bảo hiểm Y tế. Các khía cạnh được đánh giá bao gồm cảnh quan, an ninh, vệ sinh, cách bố trí phòng khám, thủ tục hành chính, thời gian chờ, thái độ phục vụ của nhân viên y tế và chuyên môn của nhân viên y tế. Các khía cạnh này đều đạt độ tin cậy tốt với hệ số Cronbach's Alpha lớn hơn 0,75. Ngoài ra, phân tích mô hình SEM (phương trình có cấu trúc tuyến tính) cho thấy mô hình thang đo sự hài lòng phù hợp với dữ liệu thu thập được. Các chỉ số đánh giá độ phù hợp mô hình như Comparative Fit Index (CFI), Tucker-Lewis Index (TLI) và Root Mean Square Error of Approximation (RMSEA) đều cho thấy mô hình có độ phù hợp tốt.</p> <p>Kết luận: Bộ câu hỏi này có độ tin cậy và có cấu trúc phù hợp để khảo sát sự hài lòng của người bệnh cao tuổi tại phòng khám ngoại trú - phòng khám Y học gia đình. Kết quả nghiên cứu này có thể hỗ trợ đánh giá chất lượng dịch vụ và cải thiện chăm sóc sức khỏe cho người bệnh cao tuổi tại chăm sóc ban đầu.</p> Thị Bích Ngọc Nguyễn Thanh Hiệp Nguyễn Lê An Phạm Văn Khanh Trần Trần Ái Uyên Nguyễn Bản quyền (c) 2023 Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thanh Hiệp, Phạm Lê An, Trần Văn Khanh, Nguyễn Trần Ái Uyên 2023-10-12 2023-10-12 245 253 Yếu tố dự báo rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/193 <p>Đặt vấn đề: Đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn là một phương pháp nhằm cải thiện triệu chứng và giảm nguy cơ đột tử cho bệnh nhân, tuy nhiên rối loạn nhịp tim sau đặt máy là một vấn đề cần được quan tâm để đảm bảo hiệu quả của máy và giúp các chuyên gia đưa ra các quyết định phù hợp.</p> <p>Mục tiêu: Xác định một số yếu tố dự báo rối loạn nhịp tim sau đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn điều trị blốc nhĩ thất và rối loạn chức năng nút xoang.</p> <p>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu ở 312 bệnh nhân được đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn do Blốc nhĩ thất và rối loạn chức năng nút xoang đang được theo dõi tại Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện thành phố Thủ Đức từ tháng 03/2022 đến tháng 09/2022.</p> <p>Kết quả: Tỷ lệ rối loạn nhịp tim sau đặt máy tạo nhịp là 41%, trong đó có 20,2% rung nhĩ; 10,9% nhịp nhanh nhĩ; 1,3% ngưng xoang; 9,9% ngoại tâm thu thất; 1,3% nhanh thất và 2,2% nhịp nhanh trên thất. Các yếu tố quyết định khả năng rối loạn nhịp tim sau đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn bao gồm chỉ số phân suất tống máu, Kali máu, Clo máu, nồng độ HDL-Cholesterol máu, hút thuốc lá và mode máy tạo nhịp (VVIR/DDDR).</p> <p>Kết luận: Rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn luôn có khả năng xảy ra, các yếu tố liên quan dự báo 57,8% khả năng xảy ra biến cố này.</p> Trí Thanh Vũ Duy Lạc Lê Hữu Văn Phạm Bản quyền (c) 2023 Vũ Trí Thanh, Lê Duy Lạc, Phạm Hữu Văn 2023-10-11 2023-10-11 9 15 Đánh giá sự hài lòng người bệnh về chất lượng dịch vụ cung cấp suất ăn tại bệnh viện thành phố Thủ Đức năm 2022 https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/211 <p>Mục tiêu: Đánh giá sự hài lòng người bệnh về chất lượng dịch vụ cung cấp suất ăn tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức.</p> <p>Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức từ tháng tháng 7/2022 - 05/2023. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, cắt ngang mô tả, có kết hợp định tính. Bộ câu hỏi nghiên cứu đã sử dụng bộ thang đo chất lượng dịch vụ Servperf với 24 biến quan sát. Tiến hành phỏng vấn 248 đối tượng là người bệnh sử dụng dịch vụ cung cấp suất ăn nội trú tại bệnh viện. Nghiên cứu định tính được tiến hành sau nghiên cứu định lượng để tìm hiểu những vấn đề người bệnh cảm nhận thấp và không hài lòng về chất lượng cung cấp suất ăn dinh dưỡng tại Bệnh viện.</p> <p>Kết quả: Chất lượng dịch vụ cung cấp suất ăn tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức được người bệnh đánh giá qua cảm nhận ở năm thành phần của thang đo Servperf với tỉ lệ hài lòng của người bệnh về các nhân tố lần lượt từ cao đến thấp: nhân tố đảm bảo (3,56 điểm), nhân tố hữu hình (3,55 điểm), nhân tố đồng cảm (3,18 điểm), nhân tố tin cậy (3,13 điểm) và nhân tố đáp ứng (2,32 điểm). Mức hài lòng chung về dịch vụ cung cấp suất ăn tại bệnh viện là 3,20 điểm với tỷ lệ 18,5%.</p> <p>Kết luận: Dưới góc nhìn của người bệnh, chất lượng dịch vụ cung cấp suất ăn cho người bệnh nội trú của bệnh viện chưa đáp ứng được yêu cầu của người bệnh.</p> Thị Cẩm Nhung Nguyễn Mỹ Thư Huỳnh Thị Bích Bo Trần Bản quyền (c) 2023 Nguyễn Thị Cẩm Nhung, Huỳnh Mỹ Thư, Trần Thị Bích Bo 2023-10-12 2023-10-12 167 174 Thực trạng tư vấn nhập viện điều trị của bác sĩ cho người bệnh và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa Ngoại Lồng ngực - mạch máu bệnh viện thành phố Thủ Đức năm 2022 https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/228 <p>Đặt vấn đề: Tư vấn đóng vai trò quan trọng trong quá trình trước, trong và sau điều trị, giúp tăng hiệu quả của điều trị.</p> <p>Mục tiêu: Mô tả thực trạng tư vấn nhập viện điều trị của bác sĩ cho người bệnh và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa ngoại Lồng ngực – Mạch máu bệnh viện Thành phố Thủ Đức năm 2022.</p> <p>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả được tiến hành từ tháng 8/2022 đến tháng 10/2022, bao gồm nghiên cứu định lượng thực hiện phát vấn 121 người bệnh và nghiên cứu định tính phỏng vấn sâu 01 người là trưởng khoa Ngoại Lồng ngực – Mạch máu, 4 người là bác sĩ điều trị tại khoa và 05 người bệnh nội trú.</p> <p>Kết quả: 100% người bệnh được tư vấn điều trị tại thời điểm nhập viện và hầu hết các trường hợp bác sĩ điều trị tiến hành tư vấn đầy đủ theo các nội dung cần thực hiện; 95,9% người bệnh hiểu về nội quy, quy định; 95,9% người bệnh hiểu được quyền và nghĩa vụ của mình; 91,7% và 94,2% người bệnh hiểu về chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cũng như chi phí mình phải trả trong thời gian nằm viện.</p> Đình Thìn Nguyễn Thị Bích Phương Nguyễn Thị Hoài Hồ Ngọc Tín Nguyễn Bản quyền (c) 2023 Nguyễn Đình Thìn, Nguyễn Thị Bích Phương, Hồ Thị Hoài, Nguyễn Ngọc Tín 2023-10-12 2023-10-12 47 53 Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiễm khuẩn https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/200 <p>Mục tiêu: 1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiễm khuẩn; 2. Đánh giá kết quả điều trị ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiễm khuẩn. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 33 bệnh nhân có đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nhiễm khuẩn đến khám và điều trị tại Bệnh viện A Thái Nguyên từ 01/04/2023 đến 09/2023. Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang. Chỉ tiêu nghiên cứu: triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị.</p> <p>Kết quả: Các triệu chứng cơ năng thường gặp: khó thở (60,6%), khạc đờm mủ (84,8%), sốt (60,6%), ho khan (72,7%), đau ngực (54,5%). Các triệu chứng thực thể gặp: co kéo cơ hô hấp (24,2%), ran rít, ran ngáy (51,5%), ran nổ, ran ẩm (75,8%). Các hình ảnh tổn thương gặp phổ biến: giãn phế nang, tổn thương kẽ và tăng đậm các nhánh phế huyết quản trường phổi hai bên.</p> <p>Kết luận: Các triệu chứng thường gặp: khó thở, khạc đờm mủ, sốt, ho khan, đau ngực, co kéo cơ hô hấp, ran rít, ran ngáy, ran nổ, ran ẩm. Các tổn thương gặp phổ biến: giãn phế nang, tổn thương kẽ và tăng đậm các nhánh phế huyết quản trường phổi hai bên, Rối loạn thông khí hỗn hợp là phổ biến nhất, có 6 bệnh nhân cấy đờm dương tính, có 13 bệnh nhân tăng số lượng bạch cầu, 19 bệnh nhân tăng nồng độ CRP, 16 bệnh nhân tăng PCT, 30 bệnh nhân ổn định ra viện.</p> Thị Minh Hiền Lê Thái Phượng Đỗ Ngọc Anh Trần Chí Cương Nghiêm Bản quyền (c) 2023 Lê Thị Minh Hiền, Đỗ Thái Phượng, Trần Ngọc Anh, Nghiêm Chí Cương 2023-10-11 2023-10-11 82 89 Điều trị gãy mặt khớp mâm chày và tổn thương dây chằng khớp gối bằng nội soi: Báo cáo case lâm sàng https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/218 <p>Gãy mâm chày chiếm 1% của tất cả các trường hợp gãy xương ở người trưởng thành và thường xảy ra do cơ chế năng lượng cao, là một loại chấn thương khó kiểm soát đối với các phẫu thuật viên chỉnh hình. Gãy mâm chày có thể tổn thương của các cấu trúc lân cận bao gồm: mạch máu, thần kinh, dây chằng, sụn chêm và biến chứng chèn ép khoang. Mặc dù những trường hợp gãy ít di lệch có thể điều trị bảo tồn, tuy nhiên hầu hết các trường hợp gãy mâm chày cần được đánh giá và theo dõi một cách cẩn thận tránh bỏ sót tổn thương, điều trị các loại gãy này cần phát triển từ việc nắn chỉnh, bất động, cố định bên trong cũng như sửa chữa các tổn thương dây chằng kèm theo nhằm trả lại chức năng cho khớp gối. Phần lớn các trường hợp gãy mâm chày được bộc lộ rộng rãi để nắn chỉnh và cố định bên trong, tuy nhiên còn khó khăn trong việc tiếp cận sụn chêm và dây chằng cũng như là các loại gãy mặt khớp. Sự xuất hiện của CT-Scan, MRI đánh giá toàn diện tổn thương xương và các cấu trúc quanh khớp gối. Các mảnh gãy mặt sụn, gãy vùng gai chày khó tiếp cận bằng đường mổ mở có thể được nắn chỉnh qua nội soi và kết hợp xương bên trong, đồng thời sửa chữa các tổn thương dây chằng và sụn chêm mà không phải bộc lộ rộng rãi khớp gối.</p> Đình Thế Phạm Hoàng Văn Hải Lê Bản quyền (c) 2023 Phạm Đình Thế, Lê Hoàng Văn Hải 2023-10-12 2023-10-12 227 236 Stress ở sinh viên đại học năm thứ nhất tại thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/207 <p>Mục tiêu: Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định mức độ stress của sinh viên đại học năm thứ nhất tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2022 - 2023 và xác định các yếu tố liên quan.</p> <p>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2023 trên sinh viên năm nhất, thành phố Hồ Chí Minh. Sinh viên hoàn thành bộ câu hỏi tự điền. Thang đo SSI có tính tin cậy và tính giá trị cao được sử dụng để đánh giá stress học tập của sinh viên.</p> <p>Kết quả: Nghiên cứu về mức độ stress trên 249 sinh viên đại học năm nhất tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi ghi nhận 51,0% stress ở mức độ thấp, 47,4% stress ở mức trung bình 1,6% stress ở mức cao. Trong đó, tỉ lệ có stress trong học tập ở mức độ cao chiếm tỉ lệ cao nhất với 8,8%. Có sự khác biệt mang ý nghĩa thống kê về mức độ “Stress cơ thể”, “Stress về môi trường sống” và stress chung ở sinh viên nữ so với sinh viên nam (ĐTB ở hai nhóm lần lượt là 2,12 và 1,98; p = 0,002). Sinh viên trên 19 tuổi có mức độ “Stress về môi trường sống”, cao hơn nhóm 19 tuổi (p = 0,040).</p> Huỳnh Thái Dương Nguyễn Văn Sỹ Phạm Thị Hoài Yến Phan Hoàng Anh Vũ Nguyễn Thị Thanh Hương Phan Bản quyền (c) 2023 Nguyễn Huỳnh Thái Dương, Phạm Văn Sỹ, Phan Thị Hoài Yến, Nguyễn Hoàng Anh Vũ, Phan Thị Thanh Hương 2023-10-11 2023-10-11 146 153 Thực trạng tuân thủ quy trình giai đoạn trước xét nghiệm máu tại viện Y dược học Dân tộc TP. Hồ Chí Minh năm 2023 https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/226 <p>Mục tiêu: Mô tả thực trạng tuân thủ quy trình giai đoạn trước xét nghiệm máu tại Viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh năm 2023.</p> <p>Phương pháp: Sử dụng thiết kế cắt ngang, tại Viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 4 - 9/2023 trên 250 lượt quan sát quy trình cho mỗi giai đoạn trước xét nghiệm máu tại các khoa lâm sàng.</p> <p>Kết quả: Tỷ lệ tuân thủ lượt thực hiện các bước trong quy trình lấy mẫu đạt 68,8%; Tuân thủ lượt thực hiện các bước trong quy trình bảo quản mẫu - vận chuyển mẫu đạt 65,6%; Tuân thủ lượt thực hiện các bước trong quy trình tiếp nhận mẫu đạt 66,8%.</p> <p>Kết luận: Tuân thu quy trình lấy máu trước xét nghiệm tại Viện Y dược học dân tộc thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng.</p> Nguyễn Phương Thảo Châu Văn Tường Phan Nguyễn Lộc Huỳnh Bản quyền (c) 2023 Châu Nguyễn Phương Thảo, Phan Văn Tường, Huỳnh Nguyễn Lộc 2023-10-12 2023-10-12 286 294 Tổng quan về một số xét nghiệm mới trong chẩn đoán lao kháng thuốc https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/198 <p>Trên toàn cầu, bệnh lao tiếp tục là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng. Tỷ lệ mắc bệnh lao đa kháng thuốc và bệnh lao siêu kháng thuốc vẫn tiếp tục gia tăng ở cả các trường hợp mắc bệnh lao mới và đã được điều trị trước đó. Các xét nghiệm chẩn đoán phân tử rất quan trọng để chẩn đoán sớm hơn, rút ngắn thời gian bắt đầu điều trị, và cải thiện kết quả điều trị. Trong bài viết này, chúng tôi đề cập đến một số các xét nghiệm sinh học phân tử nhanh mới để chẩn đoán lao kháng thuốc được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo.</p> Thị Bích Phương Trương Bản quyền (c) 2023 Trương Thị Bích Phương 2023-10-11 2023-10-11 65 74 Mối liên quan giữa các yếu tố từ phía người chồng và trầm cảm ở phụ nữ thai nghén có nguy cơ cao đang điều trị tại bệnh viện phụ sản - nhi Đà Nẵng https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/216 <p>Mục tiêu: Xác định tỷ lệ trầm cảm theo thang đo Edinburgh (EPDS) và mối liên quan giữa các yếu tố từ phía người chồng và trầm cảm ở phụ nữ thai nghén có nguy cơ cao đang điều trị tại bệnh viện Phụ Sản – Nhi Đà Nẵng.</p> <p>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành trên 312 phụ nữ thai nghén có nguy cơ cao đang điều trị tại Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng từ tháng 2 đến tháng 9 năm 2022.</p> <p>Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ thai nghén có nguy cơ cao là 36,5% và một số yếu tố liên quan từ phía người chồng là: sự mong đợi thai kỳ hiện tại, khuyến khích chăm sóc thai kỳ, sự quan tâm, giúp đỡ và chia sẻ với vợ, bạo hành vợ khi mang thai (p &lt; 0,05).</p> <p>Kết luận: Tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ thai nghén có nguy cơ cao là báo động, một số yếu tố liên quan đến người chồng làm tăng tỷ lệ trầm cảm.</p> Thị Kim Hoa Dương Văn Thắng Võ Bản quyền (c) 2023 Dương Thị Kim Hoa , Võ Văn Thắng 2023-10-12 2023-10-12 203 208 Mối liên quan giữa nồng độ C-Reactive protein huyết tương với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở đợt cấp bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiễm khuẩn https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/205 <p>Mục tiêu: Khảo sát mối liên quan giữa nồng độ C-reactive Protein huyết tương với đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở đợt cấp bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiễm khuẩn tại Bệnh viện A Thái Nguyên.</p> <p>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 33 người bệnh được chẩn đoán đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiễm khuẩn (nhóm bệnh), 34 người bệnh được chẩn đoán đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không nhiễm khuẩn (nhóm chứng) điều trị tại Bệnh viện A Thái Nguyên.</p> <p>Kết quả: Nồng độ CRP ở nhóm bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng có giá trị trung vị cao hơn so với giá trị trung vị khi không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng (ho, khó thở, đau ngực, sốt) với p &lt; 0,05. Có sự tương quan giữa nồng độ CRP với số lượng bạch cầu trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không nhiễm khuẩn với r = 0,403, p = 0,02.</p> <p>Kết luận: Nồng độ CRP có mối liên quan đến các triệu chứng lâm sàng ho, khó thở, đau ngực, sốt với ý nghĩa thống kê p&lt;0,05 và với số lượng bạch cầu có p = 0,02. CRP trung vị ở nhóm cấy đờm dương tính cao hơn nhóm cấy đờm âm tính với p &lt; 0,05.</p> Vũ Thùy Trang Ngô Thị Minh Hiền Lê Thái Phượng Đỗ Anh Thư Nguyễn Thu Trang Nguyễn Bản quyền (c) 2023 Ngô Vũ Thùy Trang, Lê Thị Minh Hiền, Đỗ Thái Phượng, Nguyễn Anh Thư, Nguyễn Thu Trang 2023-10-11 2023-10-11 132 138 Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ đứt dây chằng chéo trước tại bệnh viện Chợ Rẫy năm 2019 - 2020 https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/223 <p>Mục tiêu nghiên cứu: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ của đứt dây chằng chéo trước. 2. Đánh giá mối tương quan giữa lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ đối chiếu với hình ảnh tổn thương dây chằng chéo trước sau phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước.</p> <p>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu 63 bệnh nhân được chẩn đoán đứt dây chằng chéo trước do chấn thương tại Khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 12/2019 đến hết tháng 12/2020.</p> <p>Kết quả: Nghiên cứu gồm 77,8% nam bị tổn thương, nhóm tuổi 20-39 chiếm 71,4%. Triệu chứng cơ năng: 100% lỏng gối, 58,7% hạn chế vận động trong sinh hoạt, 47,61% đau khớp. Các dấu hiệu thực thể: Nghiệm pháp ngăn kéo trước chiếm 90,47%, nghiệm pháp Lachman chiếm 49,2%. Các hình ảnh tổn thương dây chằng chéo trước trực tiếp: 88,9% có mất liên tục, 31,7% có tăng tín hiệu, 14,3% có tăng kích thước, 1,6% có bờ không đều, 1,6% có dây chằng chéo trước chùng, 1,6% không quan sát thấy. Các dấu hiệu gián tiếp gợi ý đứt dây chằng chéo trước: 46% có phù tủy xương, 50% có tràn dịch khớp gối.</p> <p>Kết luận: Triệu chứng lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng từ có mối liên quan mật thiết trong chẩn đoán và điều trị đứt dây chằng chéo trước. Hình ảnh cộng hưởng từ có giá trị trong chẩn đoán các thể đứt dây chằng chéo trước, giá trị này có ý nghĩa thống kê.</p> Tuấn Cảnh Nguyễn Huỳnh Như Phúc Ngô Thị Vân Khánh Hoàng Thị Quỳnh Mi Nguyễn Thiện Đức Quách Đỗ Thanh Phong Trần Văn Út Nguyễn Bản quyền (c) 2023 Nguyễn Tuấn Cảnh, Ngô Huỳnh Như Phúc, Hoàng Thị Vân Khánh, Nguyễn Thị Quỳnh Mi, Quách Thiện Đức, Trần Đỗ Thanh Phong, Nguyễn Văn Út 2023-10-12 2023-10-12 273 278 Đánh giá hiệu quả của phác đồ Ledipasvir phối hợp Sofosbuvir trong đáp ứng sinh hóa và xơ hóa ở người bệnh viêm gan C mạn kiểu gen 6 tại bệnh viện thành phố Thủ Đức https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/196 <p>Đặt vấn đề: Dữ liệu về đáp ứng xơ hóa gan sau khi điều trị bằng Sofosbuvir và Ledipasvir (SOF/ LDV) ở người bệnh viêm gan C mạn tính, đặc biệt là kiểu gen 6 vẫn còn hạn chế. Nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá tình trạng đáp ứng sinh hóa và xơ hóa gan ở người bệnh viêm gan C mạn tính kiểu gen 6 có/không có người bệnh xơ gan còn bù được điều trị bằng liệu pháp kết hợp Sofosbuvir và Ledipasvir (SOF/LDV).</p> <p>Phương pháp: Nghiên cứu quan sát hiệu quả điều trị trên 61 người bệnh HCV kiểu gen 6 được điều trị SOF/LDV trong 12 tuần tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức. Độ xơ hóa gan được đo bằng Fibroscan vào các thời điểm trước điều trị, kết thúc điều trị (EOT), 12 tuần và 24 tuần sau EOT. Kết quả: 12 tuần và 24 tuần sau khi kết thúc điều trị, độ xơ hóa gan đo bằng Fibroscan cho thấy giảm đáng kể so với ban đầu (p &lt; 0,001) và tổng điểm xơ hóa gan giảm 22,9% tại 24 tuần sau EOT.</p> <p>Kết quả ghi nhận 42,6% người bệnh xơ hóa gan giai đoạn F0 - F1 và tăng lên 54,1% ở thời điểm 24 tuần sau EOT, người bệnh xơ gan giảm từ 24,6% (15/61) người bệnh xuống còn 14,7% tại thời điểm 24 tuần sau khi kết thúc điều trị. Trong số người bệnh xơ gan, 26,7% chuyển sang giai đoạn F3 ở thời điểm 24 tuần sau EOT.</p> <p>Kết luận: Độ xơ hóa gan đo bằng Fibroscan giảm dần tại thời điểm quan sát và đạt tổng cộng 22,9% ở thời điểm 24 tuần sau khi kết thúc điều trị.</p> Nguyễn Ái Thanh Trần Thị Bích Uyên Nguyễn Hoàng Anh Vũ Nguyễn Kim Ngân Dương Trí Thanh Vũ Bản quyền (c) 2023 Trần Nguyễn Ái Thanh, Nguyễn Thị Bích Uyên, Nguyễn Hoàng Anh Vũ, Dương Kim Ngân, Vũ Trí Thanh 2023-10-11 2023-10-11 39 46 Thực trạng stress liên quan đến công việc, sự hài lòng về công việc, khả năng bỏ việc ở điều dưỡng tại một số cơ sở y tế khu vực phía bắc https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/214 <p>Nhằm mô tả và đánh giá mối tương quan giữa thực trạng stress, sự hài lòng về công việc và khả năng bỏ việc ở điều dưỡng tại một số cơ sở y tế khu vực phía Bắc. Khảo sát ẩn danh đã được tiến hành từ tháng 4 - 6 năm 2023. Đã có 448 điều dưỡng đang công tác tại khoa lâm sàng của một số cơ sở y tế khu vực phía bắc tham gia vào khảo sát này (Tỷ lệ phản hồi = 70,8%). Kết quả nghiên cứu cho thấy điều dưỡng có stress liên quan đến công việc ở mức độ nhẹ, stress mức độ trung bình và cao chiếm tỷ lệ lần lượt là 69,2%, 27,9% và 2,9%. Trong đó nhóm nguyên nhân từ người bệnh và gia đình người bệnh gây nên tình trạng stress của điều dưỡng nhiều nhất (Mean = 1,94; SD = 0,6). Hầu hết điều dưỡng tìm thấy niềm vui thực sự trong công việc, ở mức độ cao (mean = 3,08; SD = 0.62), tuy nhiên nhiều điều dưỡng không hài lòng với mức thu nhập của mình ở mức trung bình (mean = 2,95; SD = 0,8). Có 87,7% điều dưỡng không muốn rời bỏ công việc hiện tại. Có mối tương quan mức độ yếu giữa stress liên quan đến công việc và sự hài lòng trong công việc với khả năng rời bỏ công việc trong tương lai của điều dưỡng.</p> Thị Lệ Hằng Đỗ Minh Hương Hoàng Xuân Long Ngô Bản quyền (c) 2023 Đỗ Thị Lệ Hằng, Hoàng Minh Hương, Ngô Xuân Long 2023-10-12 2023-10-12 189 193 LỰA CHỌN CÁC BIỆN PHÁP CAN THIỆP NHẰM CẢI THIỆN TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ Ở NGƯỜI BỆNH MẮC BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/186 <p>Mục tiêu: Nghiên cứu được tiến hành nhằm đánh giá và lựa chọn các biện pháp can thiệp có tính khả thi, tính bền vững và khả năng áp dụng trên lâm sàng giúp cải thiện mức độ tuân thủ điều trị ở người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) đang điều trị ngoại trú tại các cơ sở y tế.</p> <p>Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp Delphi kết hợp tổng quan hệ thống. Theo đó, tổng quan hệ thống nhằm xác định các can thiệp được sử dụng từ các nghiên cứu tổng quan được tìm thấy thông qua 4 cơ sở dữ liệu, bao gồm: Medline, Cochrane, PubMed và Google Scholar. Sau đó, 15 chuyên gia Nội hô hấp đánh giá các can thiệp trong 3 vòng đánh giá liên tục dựa trên 3 tiêu chí gồm: tính khả thi, tính bền vững và khả năng ứng dụng vào thực hiện lâm sàng.</p> <p>Kết quả: Trong số 156 bài báo được tìm thấy, có 5 bài tổng quan hệ thống với 30 can thiệp đã được lựa chọn để đưa vào vòng đánh giá bởi các chuyên gia. Bên cạnh đó, sau ba vòng đánh giá dựa trên phương pháp Delphi, nghiên cứu đã thu được 16 biện pháp can thiệp đảm bảo tính khả thi, tính bền vững và khả năng ứng dụng. Trong đó có 9 can thiệp được phân loại là can thiệp giáo dục, 2 can thiệp hành vi, và 5 can thiệp liên quan đến các khía cạnh khác cần quan tâm.</p> <p><span class="fontstyle0">Kết luận: </span><span class="fontstyle2">Các can thiệp được lựa chọn theo cách tiếp cận toàn diện và chuẩn hóa, có thể sử dụng trên thực tế lâm sàng nhằm cải thiện mức độ tuân thủ điều trị ở người bệnh mắc BPTNMT.</span></p> Triều Nguyễn Thị Thu Hoài Nguyễn Thị Yến Long Trần Văn Phương Nguyễn Thị Anh Bản quyền (c) 2023 Nguyễn Thị Thu Triều, Nguyễn Thị Yến Hoài, Trần Văn Long, Nguyễn Thị Anh Phương 2023-10-11 2023-10-11 1 8 Tỷ lệ bệnh không lây và các yếu tố liên quan trên người bệnh HIV/AIDS đang điều trị tại bệnh viện thành phố Thủ Đức https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/189 <p>Mục tiêu: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỉ lệ người bệnh HIV/AIDS đang điều trị tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức bị béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường và rối loạn lipid máu và các yếu tố liên quan đến các bệnh lý này.</p> <p>Đối tượng và phương pháp: Khảo sát cắt ngang trên 898 người bệnh HIV/AIDS được điều trị ARV tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian từ tháng 06/2023 đến tháng 12/2023 có đầy đủ thông tin lâm sàng, cận lâm sàng. Nghiên cứu tuân thủ chặt chẽ các tiêu chuẩn đạo đức.</p> <p>Kết quả: Tỉ lệ bệnh không lây nhiễm (BKLN) là 90,6% trong đó 73,2% mắc ít nhất 1 BKLN và có 16,6% mắc 2 BKLN và 0,8% có 3 BKLN. Chiếm tỉ lệ cao nhật là rối loạn lipid máu với 80,7%; kế đến là thừa cân và béo phì với 34,1%, cuối cùng là tăng huyết áp và đái tháo đường thì tỉ lệ mắc lần lượt là 7,4% và 5,6%. Không ghi nhận yếu tố nào có liên quan đến béo phì ở người bệnh HIV/AIDS.</p> <p>Kết luận: Tỉ lệ mắc BKLN cao hơn nhóm dân số chung.</p> Thị Bích Uyên Nguyễn Nguyễn Ái Thanh Trần Thị Hoài Yến Phan Trí Thanh Vũ Bản quyền (c) 2023 Thị Bích Uyên Nguyễn, Nguyễn Ái Thanh Trần, Thị Hoài Yến Phan, Trí Thanh Vũ 2023-10-11 2023-10-11 30 38 Đánh giá kết quả sinh thiết tổn thương dạng u tại phổi dưới hướng dẫn chụp cắt lớp vi tính sau 5 năm thực hiện tại bệnh viện thành phố Thủ Đức https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/188 <p>Mục tiêu: Đánh giá kết quả, tính khả thi và an toàn của phương pháp sinh thiết phổi xuyên thành ngực dưới hướng dẫn chụp cắt lớp vi tính trong tổn thương phổi dạng u được thực hiện tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức.</p> <p>Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả hồi cứu trên 250 bệnh nhân có tổn thương dạng u qua chụp cắt lớp vi tính được sinh thiết xuyên thành ngực bằng kim trucut dưới hướng dẫn cắt lớp vi tính từ lúc bắt đầu triển khai thủ thuật tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức từ 01/01/2017 đến 30/12/2022.</p> <p>Kết quả: Toàn bộ 100% bệnh nhân lấy được mẫu và có 170 trường hợp ung thư chắc chắn chiếm tỷ lệ 68%, 17 bệnh nhân mô viêm lao, chiếm 6,8%, 4 bệnh nhân u nấm Aspergillus chiếm 1,6%. Ngoài ra, 25 bệnh nhân mô lành tính chắc chắn, 8 bệnh nhân mô hoại tử và 22 bệnh nhân viêm mạn tính chiếm 8,8%. Tỷ lệ chẩn đoán chắc chắn là 91.2%. Hai biến chứng được ghi nhận là tràn khí màng phổi chiếm 29,6%, 6 bệnh nhân cần đặt dẫn lưu màng phổi và ho ra máu chiếm 20,0 %. Biến chứng chảy máu thoáng qua và không cần phải can thiệp.</p> <p>Kết luận: Thủ thuật có hiệu quả cao và độ an toàn chấp nhận được, có thể thực hiện được ở các bệnh viện có máy chụp cắt lớp vi tính.</p> Bá Tùng Nguyễn Hoàng Hải Lê Hương Ly Lê Trí Thanh Vũ Hoàng Anh Vũ Nguyễn Bản quyền (c) 2023 Nguyễn Bá Tùng, Lê Hoàng Hải, Lê Hương Ly, Vũ Trí Thanh, Nguyễn Hoàng Anh Vũ 2023-10-11 2023-10-11 107 114 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐIỀU TRỊ TẠI KHOA UNG BƯỚU, BỆNH VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC HUẾ https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/192 Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 430 bệnh nhân ung thư điều trị tại Khoa Ung bướu, Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế với mục tiêu nhằm đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư và tìm hiểu các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của đối tượng nghiên cứu. Bộ công cụ EORTC QLQ-C30 của Tổ chức Nghiên cứu và Điều trị Ung thư Châu Âu được sử dụng để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư. Kết quả cho thấy điểm trung bình sức khỏe tổng quát của bệnh nhân là 50,8 (ĐLC = 20,1). Trong lĩnh vực chức năng, chức năng nhận thức có điểm trung bình cao nhất là 84,0 (ĐLC=16,9) và chức năng xã hội có điểm trung bình thấp nhất là 48,3 (ĐLC = 24,6). Trong lĩnh vực triệu chứng và khó khăn về tài chính, khó khăn về tài chính có điểm trung bình cao nhất là 57,8 (ĐLC = 26,4) và triệu chứng tiêu chảy có điểm trung bình thấp nhất là 4,4 (ĐLC = 13,4). Điểm trung bình chất lượng cuộc sống chung là 66,2 (ĐLC = 13,9). Nghiên cứu cũng tìm được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư đang điều trị với nhóm tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân, nghề nghiệp, trình độ học vấn, bảo hiểm y tế, tình trạng dinh dưỡng, nhóm bệnh, giai đoạn bệnh, thời gian mắc bệnh, di căn và bệnh lý kèm theo (p < 0,05). Cần có các biện pháp hỗ trợ về thể chất và tinh thần nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư đang điều trị tại bệnh viện. Hằng Nguyễn Thị Thúy Hòa Nguyễn Thị Minh Hường Nguyễn Thị Hoàng Võ Minh Linh Phan Thị Thùy Cúc Vũ Thị Thuộc Đoàn Phước Bản quyền (c) 2023 2023-10-11 2023-10-11 209 216 Quán tính trong điều trị: Tác hại gì ? Đâu là nguyên nhân và giải pháp ? https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/232 Quán tính điều trị: “The elephant in the room” Quán tính điều trị ảnh hưởng đến tiên lượng sống còn của người bệnh Nguyên nhân phần lớn là do BS (50%), còn lại là do BN (30%) và hệ thống chăm sóc y tế (20%) Một số giải pháp: Tăng cường CME Hỗ trợ BN ra quyết định Can thiệp vào nhận thức Tăng cường chăm sóc ban đầu Tăng cường tương tác với đồng nghiệp và lãnh đạo để nhận phản hồi Tăng cường ứng dụng CNTT Cần phải quan tâm đến quán tính điều trị ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, nhấn mạnh vào các chiến lược điều trị toàn diện. Dũng Hoàng Dũng Hoàng Bản quyền (c) 2023 Hoàng Văn Dũng 2023-10-30 2023-10-30 Tái tưới máu thuyên tắc phổi cấp: Khi nào và như thế nào https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/237 - Thuyên tắc phổi cấp là một bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ tử vong cao. - Chẩn đoán cần chính xác, phân tầng nguy cơ đúng và theo dõi chặt chẽ. - Alteplase liều thấp cho thấy an toàn và hiệu quả ở bệnh nhân Việt Nam. - Các tiến bộ với các thiết bị can thiệp ĐMP qua đường ống thông. - Tiêu sợi huyết tại chổ qua catheter hứa hẹn và cần nhiều nghiên cứu tương lai. - Chỉ định điều trị trực tiếp qua catheter ở: + Thuyên tắc phổi nguy cơ cao: CCĐ TSH, TSH thất bại, nguy cơ xuất huyết cao. + Thuyên tắc phổi nguy cơ trung bình – cao. Lạc Lê Bản quyền (c) 2023 Lê Duy Lạc 2023-10-30 2023-10-30 Kỷ nguyên mới trong điều trị bệnh thận mạn: Ánh sáng hy vọng cho bệnh nhân sau 20 năm https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/235 Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ tử vong/mới mắc bệnh thận mạn cao trong khu vực. Tại Việt Nam, gánh nặng bệnh thận mạn mới mắc & giai đoạn cuối ngày càng gia tăng. DAPAGLIFLOZIN – bước tiến mới trong điều trị bệnh thận mạn. Bùi Phạm Bản quyền (c) 2023 Phạm Văn Bùi 2023-10-30 2023-10-30 Cập nhật điều trị tái thông trong nhồi máu não cấp https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/238 - Những BN đủ tiêu chuẩn tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch phải được điều trị tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch trước dù đang được cân nhắc can thiệp nội mạch. - “Thời gian là não” - Cửa sổ thời gian vẫn giữ vai trò tối quan trọng. - Cửa sổ nhu mô, là một xu thế, không ngừng mở rộng nhờ sự phát triển của hình ảnh học. - Mở rộng đối tượng bệnh nhân được hưởng lợi từ điều trị tái thông mạch máu. Vinh Lê Bản quyền (c) 2023 Lê Trần Vinh 2023-10-30 2023-10-30 Triển khai chương trình đôi bạn cùng tiến về Dược lâm sàng - chia sẻ của bệnh viện Thống Nhất https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/236 - Hoạt động Dược lâm sàng của BV Thống Nhất đang thực hiện theo quy định của Luật Dược 2016 và Nghị định 131 của Chính phủ và đạt một số kết qủa đáng khích lệ. - Dược sĩ lâm sàng bệnh viện Thống Nhất sẽ hỗ trợ 5 BV để đạt kết quả mong muốn trong hoạt động DLS. Quỳnh Bùi Bản quyền (c) 2023 Bùi Thị Hương Quỳnh 2023-10-30 2023-10-30 Các điểm mới trong điều trị COPD: từ lý thuyết đến thực hành https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/239 - Phác đồ bộ ba: cải thiện tử vong, giảm đợt cấp, cải thiện triệu chứng. - LABA/LAMA ưu tiên khởi động ở nhóm B/E. - Nên rút ICS khi đủ điều kiện. - Dựa vào Eosinophil trong việc chỉ định/rút ICS. - Chỉ định đúng dụng cụ hít cho từng đối tượng bệnh nhân. Thanh Trần Bản quyền (c) 2023 2023-10-30 2023-10-30 Vai trò can thiệp nội mạch trong điều trị xuất huyết não https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/240 - Trong vài thập niên qua, can thiệp mạch thần kinh có nhiều bước tiến về kỹ thuật và dụng cụ => mở rộng chỉ định, mở rộng kỹ thuật. - Can thiệp nội mạch là một lựa chọn ít xâm lấn và hiệu quả cao trong điều trị các bệnh lý mạch máu não, đầu mặt cổ. - Can thiệp nội mạch có thể đơn độc hoặc phối hợp. - Cá thể hóa điều trị. Trí Lê Bản quyền (c) 2023 2023-10-30 2023-10-30 Điều trị tăng huyết áp với viên phối hợp, cập nhật ESH 2023 https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/241 - Chẩn đoán và điều trị THA vẫn còn là thách thức, cần lưu ý cách đo HA, điều trị sớm và sớm đạt đích. - Phối hợp 2-3 thuốc được khuyến cáo trong hầu hết các bước, ngay từ bước đầu khởi trị, đặc biệt là phối hợp trong 1 viên liều cố định. - Theo dõi bệnh nhân với mục tiêu đạt đích HA tối ưu trong 3 tháng và duy trì mức HA tối ưu trong dài hạn là rất quan trọng. Duyên Phạm Bản quyền (c) 2023 2023-10-30 2023-10-30 Biến chứng phì đại AVF ở bệnh nhân bệnh thận mạn chạy thận định kỳ tại Bệnh viện thành phố Thủ Đức https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/243 - AVF Là đường mạch máu được ưu tiên lựa chọn trong TNT. - Chăm sóc, dự phòng và điều trị các biến chứng liên quan AVF có vai trò ngày càng quan trọng trong TNT. - Chuyển đổi phương pháp tiêm vùng → tiêm bậc thang đang cho thấy hiệu quả tích cực trên lâm sàng. Tâm Trần Bản quyền (c) 2023 2023-10-30 2023-10-30 Ca lâm sàng ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến EGFR đồng thời tái sắp xếp ALK https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/244 - Ung thư phổi KTBN có đột biến EGFR đồng thời tái sắp xếp ALK được báo cáo nhiều hơn gần đây nhờ các kĩ thuật giải trình tự gien thế hệ mới. - Một số báo cáo loạt ca bước đầu cho thấy ALK TKI có ưu thế về tỉ lệ đáp ứng và kiểm soát bệnh khi sử dụng đơn trị bước 1 so với EGFR TKI. - Điều trị kết hợp EGFR TKI và ALK TKI cho thấy kết quả khả quan hơn đơn trị trong báo cáo loạt ca ở Ấn Độ. Tuy nhiên, rào cản về kinh tế là vấn đề lớn trong lựa chọn điều trị tại VN. Cúc Đinh Bản quyền (c) 2023 2023-10-30 2023-10-30 Siêu âm song thai cập nhạt theo hướng dẫn thực hành của ISOUG https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/245 - Đặc trưng của TRAP là sự hiện diện một khối thai không tim được tưới máu bởi một thai bình thường (thai bơm). - Bình thường động mạch rốn đưa máu ra khỏi bào thai và hướng tới nhau thai để nhận oxy từ tuần hoàn của mẹ. - Do không có tim đập, máu từ thai “bơm” tới khối thai không tim quay trở lại vòng tuần hoàn của cơ thể bơm thông qua các kết nối mạch máu duy nhất trên bề mặt của nhau thai. - Khi có một “cặp song sinh không tim”, các kết nối mạch máu đặc biệt cho phép máu trong động mạch chảy theo hướng ngược lại (về phía bào thai không tim chứ không phải ra xa nó). Do đó, cụm từ “tưới máu động mạch đảo ngược đôi” (TRAP) đã được sử dụng để mô tả tình trạng này. - Khi có một “cặp song sinh không tim”, các kết nối mạch máu đặc biệt cho phép máu trong động mạch chảy theo hướng ngược lại (về phía bào thai không tim chứ không phải ra xa nó) Mai Phạm Bản quyền (c) 2023 2023-10-30 2023-10-30 Vai trò của SGLT2i trên chuyển Hoá và bảo vệ cơ quan đích cho bệnh nhân Đái tháo đường Type 2 https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/246 - SGLT2i thể hiện nhiều lợi ích về chuyển hóa bên cạnh việc giảm HbA1c, trọng lượng cơ thể và huyết áp. - Ở BN ĐTĐ típ 2, điều trị bằng empagliflozin cho thấy giảm chu vi vòng eo, chỉ số béo phì và chỉ số mỡ nội tạng. - Một số bằng chứng khác hỗ trợ cho các nghiên cứu sâu hơn về lợi ích của SGLT2i trong việc giảm acid uric và mỡ gan. - Thuốc ức chế SGLT2 giảm biến cố tim mạch và thận trong toàn bộ chuỗi nguy cơ tim mạch và thận ở BN ĐTĐ típ 2. Phi Ngô Bản quyền (c) 2023 2023-10-30 2023-10-30 Đặc điểm hình ảnh cắt lớp vi tính thuyên tắc động mạch phổi và đánh giá tương quan dấu hiệu nặng trên hình ảnh và chỉ số PESI https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/247 - Chụp cắt lớp vi tính động mạch phổi là kỹ thuật hình ảnh tốt nhất hiện nay, được ứng dụng rộng rãi để chẩn đoán xác định, đánh giá mức độ, phát hiện các biến chứng hô hấp và tim mạch, phân tầng nguy cơ, tiên lượng và định hướng điều trị thuyên tắc phổi. - Các biến chứng nặng của thuyên tắc động mạch phổi là suy tim phải cấp và tử vong là hậu quả của tăng gánh, dãn nở và rối loạn chức năng thất phải, đồng thời suy chức năng thất trái và giảm cung lượng mạch vành cũng góp phần làm nặng thêm tình trạng này. - Thang điểm PESI có ưu điểm là các biến số được định nghĩa rất rõ ràng, không yêu cầu các thông số xét nghiệm hay tiêu chuẩn hình ảnh. - Thang điểm được xây dựng trên cỡ mẫu lớn, từ 189 bệnh viện tại Mỹ, Thụy Sĩ, và Pháp, nên có độ tin cậy cao. Đồng thời, các bệnh nhân tham gia xây dựng thang điểm có biểu hiện bệnh đa dạng, từ thuyên tắc phổi không triệu chứng nặng, đến có ngưng hô hấp tuần hoàn. - Nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối tương quan giữa các chỉ số đánh giá tắc nghẽn trên cắt lớp vi tính và PESI [60]. Do vậy, việc kết hợp giữa chỉ số PESI và các thông số trên hình ảnh cắt lớp vi tính động mạch phổi sẽ giúp cho bác sỹ lâm sàng đánh giá đầy đủ hơn và tiên lượng chính xác hơn tình trạng của bệnh nhân. Trang Thái Bản quyền (c) 2023 2023-10-30 2023-10-30 Cập nhật dinh dưỡng cho các trường hợp đa bệnh lý mãn tính https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/248 - Dân số già đi, lối sống kém lành mạnh và tỷ lệ mắc các bệnh mãn tính ngày càng tăng đồng nghĩa với việc tình trạng đa bệnh lý đang gia tăng. - Hướng dẫn này đưa ra một số hướng dẫn chung về sàng lọc, đánh giá, can thiệp và theo dõi dinh dưỡng cho đối tượng bệnh nhân nội trú mắc nhiều bệnh lý mãn tính. - Can thiệp dinh dưỡng nên được cá nhân hóa và nên được sự hỗ trợ của tổ chức lãnh đạo và 1 đội ngũ hỗ trợ dinh dưỡng (Nutrition support team). Linh Lê Bản quyền (c) 2023 2023-10-30 2023-10-30 Ứng dụng siêu âm có trọng điểm POCUS trong đánh giá bệnh nhân nặng tại khoa cấp cứu https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/249 - The main cause of death in traumas: hypovolemic shock. - Physical examination: limited to detect hemopericardium, hemoperitoneum, and hemopneumothorax. - Computed tomography (CT) is the gold standard for traumatic injury evaluation. - POCUS: rapid, reproducible, portable, noninvasive method. - With decades of experience, spread worldwide, and recommended by the most prestigious trauma care guidelines, FAST is a bedside ultrasound to be performed when accessing circulation issues of trauma patients. Chức Vũ Bản quyền (c) 2023 2023-10-30 2023-10-30 Kết quả can thiệp nội mạch trong điều trị ho ra máu tại bệnh viện Thành phố Thủ Đức https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/250 - Ho ra máu tái phát do: thuyên tắc không hoàn toàn, tái thông mạch đã tắc, tái tạo động mạch mới do tiến triển của bệnh lý nền trước đó. - Sự hiện diện mạch máu hệ thống ngoài phế quản, gây tỉ lệ tái phát cao. - Tỉ lệ trung bình của biến chứng nặng là 0 – 6%. - BAE có hiệu quả trong việc kiểm soát ho ra máu nặng, thời gian sống phụ thuộc vào bệnh lý phổi cơ bản. Chương Vũ Bản quyền (c) 2023 2023-10-30 2023-10-30 Phối hợp thuốc uống với insulin cho bệnh nhân Đái tháo đường típ 2: an toàn và hiệu quả https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/251 - Điều trị Insulin sớm và chỉnh liều tích cực sẽ đạt hiệu quả kiểm soát đường huyết tốt nhưng tăng nguy cơ hạ đường huyết nặng. - Phối hợp Insulin và thuốc uống hạ đường huyết sẽ giúp tăng hiệu quả giảm đường huyết, giảm liều Insulin & giảm hạ đường huyết. - Phối hợp Vildagliptin với Insulin là biện pháp giúp tăng hiệu quả kiểm soát đường huyết với liều Insulin thấp hơn. - Không tăng tác dụng phụ Insulin như hạ đường huyết, tăng cân. Hảo Phạm Bản quyền (c) 2023 2023-10-30 2023-10-30 Ứng dụng kỹ thuật CT hai mức năng lượng https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/252 - DECT rất hữu ích trong thực hành lâm sàng và rõ ràng có nhiều ưu điểm so với CT năng lượng đơn thông thường. - Một số ứng dụng mới có thể được sử dụng trong tương lai đang được đánh giá. Một ví dụ như việc ước tính lượng sắt trong gan ở bệnh nhân thalassemia. Dung Trần Bản quyền (c) 2023 2023-10-30 2023-10-30 Đánh giá kết quả sinh thiết tổn thương dạng u tại phổi dưới hướng dẫn chụp cắt lớp vi tính sau 5 năm thực hiện tại bệnh viện thành phố Thủ Đức https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/253 - Sinh thiết cắt xuyên thành ngực sử dụng kim Trucut cung cấp được chẩn đoán chắc chắn cho 91.2% trường hợp. - Độ nhạy và chuyên biệt 100% cho tổn thương ác tính. - Tỉ lệ biến chứng: + Tỉ lệ ho ra máu: 20% + Tỉ lệ tràn khí màng phổi: 29.7% + Tỉ lệ tràn khí màng phổi cần can thiệp: 2.4% - Kích thước khối u < 2cm, khoảng cách u - thành ngực > 2cm có liên quan đến tăng nguy cơ tràn khí màng phổi. Tùng Nguyễn Bản quyền (c) 2023 2023-10-30 2023-10-30 Xác định thần kinh thanh quản không quặt ngược trong phẫu thuật tuyến giáp https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/254 - Tỷ lệ 0.3-0.8% ở bên phải và 0.004% ở bên trái. Làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh. - Thường đi kèm với dị dạng mạch máu. - Đa phần không triệu chứng. Có thể chẩn đoán trước mổ bằng hình ảnh học. - Thiết bị dò tìm thần kinh trong mổ giúp giảm tỷ lệ tổn thương thần kinh khi có RILN. Hạnh Hoàng Bản quyền (c) 2023 2023-10-31 2023-10-31 Xử trí cấp cứu gãy khung chậu https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/255 - Gãy xương chậu hay gặp trong đa chấn thương, tỷ lệ tử vong cao do mất máu. - Sơ cứu, bất động, hồi sức tốt , chiến lược điều trị hợp lý giúp nâng cao hiệu quả điều trị. - Chèn ép gạc ngoài phúc mạc (PPP) là phương pháp dễ thực hiện, có hiệu quả. - Quy trình phối hợp tốt giữa các chuyên khoa Ngoại, Hồi sức cấp cứu giúp kéo giảm tỷ lệ tử vong. - Xem xét phát triển kỹ thuật thuyên tắc mạch (AE) và các kỹ thuật hồi sức khác để có thêm lựa chọn trong xử trí cấp cứu. Dũng Nguyễn Bản quyền (c) 2023 2023-10-31 2023-10-31 Kết quả phẫu thuật nội soi điều trị thoát vị bẹn đường vào hoàn toàn ngoài phúc mạc tại bệnh viện thành phố Thủ Đức https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/256 - PP PTNS điều trị thoát vị bẹn đường vào hoàn toàn ngoài phúc mạc (TEP) là an toàn, hiệu quả, tỉ lệ thành công cao, tỉ lệ tái phát thấp. Cần được tiếp tục đẩy mạnh triển khai, đặc biệt ở các tuyến y tế cơ sở, nhằm cải thiện chất lượng sống, giảm thời gian nằm viện, tỷ lệ biến chứng. - Thời gian phẫu thuật còn biến thiên nhiều giữa PTV có kinh nghiệm và chưa có kinh nghiệm. Do đó, cần đào tạo thêm nguồn nhân lực chất lượng nhằm triển khai các kỹ thuật cao. - Vật tư y tế (mảnh ghép) giá thành còn cao là trở ngại đối với nhóm bệnh nhân không có BHYT. - Cần thời gian theo dõi dài hơn với kế hoạch theo dõi biến chứng xa cụ thể. Cường Nguyễn Bản quyền (c) 2023 2023-10-31 2023-10-31 Điều trị gãy mặt khớp mâm chày và tổn thương dây chằng khớp gối bằng nội soi: báo cáo case lâm sàng https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/257 To prevent harming the structure, care should be used when tamping the subchondral surface. The meniscus can be retracted and tethered using polydioxanone suture. Pitfalls: An erroneous elevation of the tibial plateau may result from a distorted view of the bone's surface. Thế Phạm Bản quyền (c) 2023 2023-10-31 2023-10-31 Điều trị mủ màng phổi trên bệnh nhân rò khí phế quản sau cắt toàn bộ phổi (T) do ung thư https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/259 - Cần lựa chọn phương hướng điều trị đúng cho từng trường hợp. - Phối hợp ngoại khoa nội khoa là quan trọng. - Có thể áp dụng cho các ca bệnh tương đương ở nhiều bệnh viện. Thái Phan Bản quyền (c) 2023 2023-10-31 2023-10-31 Điều trị không phẫu thuật hẹp miệng nối gây tắc ruột sau phẫu thuật cắt đoạn đại trực tràng do ung thư tại bệnh viện thành phố Thủ Đức: báo cáo trường hợp lâm sàng https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/260 - Nội soi điều trị cho hẹp miệng nối đại trực tràng là một lựa chọn an toàn và hiệu quả trước khi phục hồi đường ruột ở những bệnh nhân này. - Đặt stent kim loại tự mở rộng (SEMS) là một lựa chọn xâm lấn tối thiểu. Lý Nguyễn Bản quyền (c) 2023 2023-10-31 2023-10-31 Điều trị nhân giáp lành tính bằng sóng cao tầng: kết quả bước đầu tại bệnh viện thành phố Thủ Đức https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/261 - RFA nhân giáp bước đầu cho thấy tính an toàn và hiệu quả: Tỷ lệ biến chứng thấp Hiệu quả giảm thể tích bướu giảm khả quan Giảm triệu chứng chèn ép, thẩm mỹ Xuất viện sớm Anh Nguyễn Bản quyền (c) 2023 2023-10-31 2023-10-31 Nhân một trường hợp điều trị bệnh nhân đa chấn thương, gãy nhiều xương https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/262 - Bệnh nhân đa chấn thương nặng kèm gãy nhiều xương, cần làm đầy đủ xét nghiệm huyết học, sinh hóa cũng như khám xét các chức năng hô hấp, tim mạch và sọ não trước khi ra quyết định mổ KHX. - Xem xét toàn diện tình trạng bệnh nhân để tránh gây “cú đánh thứ hai” gây tổn hại khó lường cho bệnh nhân. - Bệnh nhân đa thương nặng, phải nằm phòng chăm sóc đặc biệt, thời gian nằm ở đây nhanh hay lâu có thuận lợi và bất lợi khác nhau. - “Điều trị phù hợp sớm” cần xem xét để bảo vệ lợi ích cho bệnh nhân. Tài Nguyễn Bản quyền (c) 2023 2023-10-31 2023-10-31 Đặc điểm hình ảnh học và kết quả điều trị những trường hợp nuốt dị vật không chủ ý tại bệnh viện thành phố Thủ Đức https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/263 - Nuốt dị vật thường gặp ở trẻ em và người già. - Dị vật thường đa dạng: vỏ thuốc, xương, đồ chơi…. - Tiếp cận lâm sàng dựa vào phân loại dị vật, triệu chứng, và hình ảnh học. - Đa số dị vật có thể tự thoát qua đường tự nhiên, nội soi can thiệp 20%, và phẫu thuật 1%. - Chỉ định nội soi can thiệp ngày càng được mở rộng. Nam Trần Bản quyền (c) 2023 2023-10-31 2023-10-31 Kiến thức, thái độ, sự tuân thủ của điều dưỡng về đánh giá và can thiệp nguy cơ loét tỳ đè có sử dụng thang điểm Braden tại bệnh viện thành phố Thủ Đức năm 2023 https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/264 - Tuổi lớn hơn tuân thủ tốt hơn. - Nữ tuân thủ tốt hơn nam. - Thâm niên càng cao tuân thủ tốt hơn. - Tần suất gặp loét ít tuân thủ tốt hơn các nhóm khác. - ĐD có số lượng NB chăm sóc/ngày từ 5-10 NB tuân thủ tốt hơn các nhóm còn lại. - Chuyên khoa > Ngoại > Nội > Hồi sức. - Nhóm ĐD gặp rào cản về thời gian chăm sóc tuân thủ thấp hơn nhóm còn lại. Anh Hoàng Bản quyền (c) 2023 2023-10-31 2023-10-31 Thực trạng stress, sự hài lòng về công việc, khả năng bỏ việc ở điều dưỡng tại một số cơ sở y tế khu vực phía bắc https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/265 1/ Stress liên quan đến công việc của ĐD đa phần ở mức độ nhẹ, ĐD cảm thấy stress nhất liên quan đến phải làm việc với NB / gia đình NB hung hăng/bạo lực và phải làm việc với NB/ gia đình NB có lời lẽ lăng mạ/sỉ nhục. 2/ Mức độ hài lòng với công việc của ĐD ở mức cao. Hầu hết ĐD tìm thấy niềm vui thực sự trong công việc,tuy nhiên mức thu nhập từ công việc là điều không hài lòng nhất ở hầu hết ĐD. 3/ Mặc dù vậy, hầu hết ĐD không có ý định thay đổi công việc hiện tại. Mức độ stress liên quan đến công việc và sự hài lòng trong công việc có mối tương quan yếu với khả năng rời bỏ công việc trong tương lai của điều dưỡng. Hương Hoàng Bản quyền (c) 2023 2023-10-31 2023-10-31 Gánh nặng cúm mùa trên bệnh nhân bệnh mạn tính https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/266 - Cúm: tác nhân gây nguy hiểm cho cộng đồng. - Cúm: là gánh nặng sức khỏe cộng đồng, đặc biệt trên đối tượng bệnh mạn tính. - Tiêm vaccine cúm giúp giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong. - Các hướng dẫn điều trị trên thế giới và Việt Nam khuyến cáo tiêm ngừa cúm hằng năm cho đối tượng bệnh mạn tính. Trâm Nguyễn Bản quyền (c) 2023 2023-10-31 2023-10-31 Lựa chọn các biện pháp can thiệp nhằm cải thiện tuân thủ điều trị ở người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/267 - 16 biện pháp can thiệp có thể áp dụng nhằm cải thiện mức độ tuân thủ điều trị ở người bệnh mắc BPTNMT bằng cách lấy ý kiến sự đồng thuận của 15 chuyên gia trong lĩnh vực Nội hô hấp thông qua 3 vòng đánh giá theo phương pháp Delphy. - Các can thiệp này đều cho thấy tính hiệu quả, tính bền vững và tính áp dụng thực tiễn, từ đó làm cơ sở cho các cán bộ y tế lựa chọn can thiệp phù hợp với điều kiện thực tế tại bệnh viện và đặc điểm người bệnh để thực hiện can thiệp mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bệnh. Triều Nguyễn Bản quyền (c) 2023 2023-10-31 2023-10-31 Hiệu quả của tư vấn qua điện thoại đến tuân thủ dùng thuốc ở người bệnh tăng huyết áp tại khoa Nội Tim mạch bệnh viện thành phố Thủ Đức https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/268 - Tỉ lệ tuân thủ thuốc ở người bệnh THA còn khá thấp (47,5%). Trong đó, tỉ lệ người bệnh tuân thủ thuốc tốt chiếm 18,3%, tuân thủ thuốc trung bình là 29,2%. - Những người cho rằng người bệnh THA cần tuân thủ thuốc lâu dài sẽ tuân thủ thuốc cao hơn 5,8 lần so với nhóm còn lại. Nếu toa thuốc xuất viện có từ 3-5 loại thuốc, hoặc trên 5 loại thuốc thì tỉ lệ tuân thủ sẽ giảm lần lượt còn 0,209 và 0,169 lần so với người bệnh có toa xuất viện không quá 2 loại thuốc. - Sau can thiệp, tỉ lệ người bệnh tuân thủ thuốc trong nhóm chứng tăng 11,8%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p=0,143). Tỉ lệ tuân thủ thuốc ở nhóm can thiệp tăng 37,3% (p <0,001). => Kết quả cho thấy can thiệp tư vấn qua điện thoại đã giúp cải thiện tình trạng tuân thủ thuốc của người bệnh một cách rõ rệt. Len Phạm Bản quyền (c) 2023 2023-10-31 2023-10-31 Ưu thế của dạng bào chế mới trong điều trị Đái tháo đường https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/269 - Nghiên cứu Presto: Lợi ích của BN ĐTĐ sau can thiệp mạch vành Metformin giảm các biến cố tim mạch trên bn ĐTĐ týp 2 sau can thiệp mạch vành - Metformin an toàn trên BN ĐTĐ mắc suy tim: Không tăng tử vong ở nhóm suy tim có giảm EF (HR 0.91; 0.72–1.14; P=0.34) hay suy tim có bệnh thận mạn (HR 0.81; 0.64–1.02; P=0.08), Giảm tỷ lệ nhập viện do mọi nguyên nhân (HR 0.93; 0.89– 0.98; I 2 =0%; P=0.01) Không gia tăng nguy cơ nhiễm toan acid lactic và có 1 số NC không ghi nhận trường hợp nào. Vinh Nguyễn Bản quyền (c) 2023 2023-10-31 2023-10-31 Thực trạng tư vấn nhập viện điều trị của bác sĩ cho người bệnh và một số yếu tố ảnh hưởng tại khoa ngoại lồng ngực – mạch máu bệnh viện thành phố thủ đức năm 2022 https://khcnbvtd.com/index.php/hnkhbvtd/article/view/270 1. Thực trạng hoạt động tư vấn nhập viện điều trị: - 100% người bệnh nhập viện tại khoa Ngoại Lồng ngực - Mạch máu đã được bác sĩ tư vấn đầy đủ về tình trạng bệnh lý của mình. 99% người bệnh hài lòng về thời gian nằm viện - Hơn 90% người bệnh sau khi được tư vấn đã hiểu rõ và đầy đủ các điều mình cần làm khi nhập viện - Hầu hết nguời bệnh, mặc dù đã được tư vấn đầy đủ tại phòng khám trước khi nhập viện, nhưng khi lên khoa phòng, họ vẫn muốn được tư vấn thêm - Gần như 100% bác sĩ đã làm tốt và đầy đủ các bước cần thiết cho buổi tư vấn thông qua bảng kiểm quan sát tư vấn tại phòng khám 2. Các yếu tố ảnh hưởng tích cực: - Chính sách nâng cao khả năng giao tiếp, năng lực chuyên môn - Nhân lực trẻ, chất lượng cao với tác phong làm việc năng động, thân thiện - Nguời bệnh có sự phối hợp và hợp tác tốt 3. Các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực: - Nguời bệnh cao tuổi, khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới - Kinh nghiệm từ nguồn nhân lực trẻ còn hạn chế - Cơ sở hạ tầng còn chật hẹp, quá tải bệnh viện và những vấn đề chung của ngành Y tế - Chưa có chính sách cho hoạt động tư vấn này Thìn Nguyễn Bản quyền (c) 2023 2023-10-31 2023-10-31